ClockThứ Sáu, 12/05/2023 16:00

Trao “giọt vàng” hy vọng

TTH - Do yêu cầu đặc thù, việc hiến tiểu cầu có tỷ lệ thấp hơn so với hiến máu tình nguyện. Các tổ chức, đơn vị đang triển khai nhiều cách làm nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, cấp cứu cho bệnh nhân.

WHO: Số ca tử vong vì COVID-19 giảm 95% trong năm nay

leftcenterrightdel
 Truyền tiểu cầu cho bệnh nhân phẫu thuật tim tại Bệnh viện Trung ương Huế

Thời gian bảo quản ngắn

Lần đầu tiên hiến tiểu cầu (HTC), anh Lê T.N., một công nhân đến từ Quảng Bình loay hoay thực hiện các thủ tục với tâm trạng lo lắng. Người nhà của anh sắp mổ tim vào đầu tuần, trong nhà không ai đủ sức khỏe và cân nặng để HTC, thế nên mọi người đều kỳ vọng vào anh.

Sau thời gian chờ đợi kiểm tra, các thông số của anh N. không đủ để hiến khiến anh bối rối lo lắng. Rất may, anh Lê Quang Dương, một người thường xuyên HTC trong nhóm tình nguyện biết chuyện đã gọi điện cho con trai vào Trung tâm Huyết học Truyền máu (TTHHTM) Bệnh viện Trung ương Huế hỗ trợ. Anh Dương cho hay, gia đình anh có 3 người đều tham gia hiến máu và HTC tình nguyện. Hễ biết trường hợp nào cần là anh gọi người nhà, bạn bè đến giúp.

Tiểu cầu là chế phẩm máu có vai trò quan trọng cho cấp cứu, điều trị và dự phòng chảy máu cho bệnh nhân. Hằng ngày, rất nhiều bệnh nhân cần tiểu cầu như bệnh nhân mổ tim, đa chấn thương, băng huyết, xuất huyết tiêu hóa… Đây là lý do khiến nhu cầu tiếp nhận tiểu cầu ở TTHHTM để phục vụ cấp cứu và điều trị càng tăng. Trung bình mỗi ngày, TTHHTM cần 20-25 đơn vị tiểu cầu ở tất cả các nhóm máu. Trong khi đó, tiểu cầu hiến có thời hạn bảo quản và lưu trữ ngắn (tối đa 5 ngày). Vì vậy, TTHHTM gặp rất nhiều khó khăn trong vận động và điều tiết nguồn tiểu cầu.

Theo TTHHTM, cách đây mấy ngày, sản phụ H.T.H. bị băng huyết phải truyền máu và chế phẩm máu với khối lượng lớn. Cụ thể, TTHHTM đã cấp 2,8 lít khối hồng cầu, 1,2 lít huyết tương tươi, 2 khối tiểu cầu, nhờ vậy bệnh nhân đã được cứu sống kịp thời. Tương tự, bệnh nhân M.V.T. 93 tuổi, nhóm máu O Rh+ chẩn đoán sốt nhiễm trùng, đã được truyền đến 6 đơn vị khối tiểu cầu. Đây là số lượng tiểu cầu được sử dụng tương đối lớn. Tuy nhiên, nhờ người hiến tình nguyện và điều tiết kịp thời từ TTHHTM, bệnh nhân cao tuổi nói trên đã qua cơn nguy kịch.

Anh Lê Thanh Hải, Phụ trách Liên hệ cộng đồng, TTHHTM, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: “Có một số lý do khiến vận động HTC gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay HTC chỉ được thực hiện tại cơ sở y tế. Ở Huế, khi HTC, người hiến chủ động đến TTHHTM, nơi có đầy đủ phương tiện máy móc. Bên cạnh đó, người HTC sẽ được làm các xét nghiệm, như sàng lọc các bệnh lây qua đường máu (Viêm gan B, C, HIV, giang mai….), đảm bảo lượng huyết sắc tố, số lượng tiểu cầu và cân nặng phải đạt từ 50kg trở lên. HTC được thực hiện trên máy tách thành phần máu tự động, là quá trình lấy máu, ly tâm, tách tiểu cầu và truyền trả lại các thành phần khác cho cơ thể người hiến nên mất thời gian hơn”…

Bền bỉ trao nguồn sống

So với tiếp nhận hiến máu thông thường chỉ mất chừng 5-10 phút, HTC mất từ 60-100 phút. Thế nhưng, nhiều năm qua, hàng ngàn người đã bền bỉ hiến tặng nguồn sống quý giá của mình cho người bệnh.

Tùy sức khỏe, một người có thể hiến 1-2 đơn vị tiểu cầu. Trong vòng nửa tháng có thể hiến được một lần. Vì vậy, một số CLB hiến máu chủ động lên kế hoạch HTC luân phiên cho các thành viên và đều đặn hàng tháng như Câu lạc bộ HTC Hương Thủy. Ngoài sinh hoạt, nâng cao kiến thức kỹ năng về hiến máu, các thành viên trong CLB còn thăm, tặng quà, động viên các bệnh nhân bị bệnh về máu.

Trong các mô hình hoạt động, CLB Ngân hàng máu sống Trường ĐH Y Dược, ĐH Huế được xem là một đơn vị hoạt động hiệu quả. Trung bình 1 tháng, CLB này vận động sinh viên hiến từ 150-200 đơn vị tiểu cầu, chiếm 40% nhu cầu phục vụ cho bệnh nhân.

CLB chia thành 4 phân nhóm máu A, B, O, AB. Các phân nhóm đều có fanpage riêng. 4 phân nhóm có 1 trưởng và 2 phó phân nhóm. Riêng nhóm máu AB có 1 trưởng, 1 phó phụ trách. CLB nhận vận động trực tiếp từ trung tâm huyết học từng ngày, liên lạc chính qua số điện thoại đường dây nóng: 0972797754. Bên cạnh sự điều động hằng ngày từ trung tâm, CLB, nhiều trường hợp hiến máu những lúc cấp cứu cho bệnh nhân vào buổi tối, đêm muộn, ngày lễ tết...

Các thành viên đăng ký HTC sẽ được CLB Ngân hàng máu sống Trường ĐH Y Dược cập nhật thường xuyên mỗi kỳ, mỗi năm. Nhóm máu O khoảng 120 bạn, B: 100, A: 80, AB: 30 bạn… Để kêu gọi tinh thần HTC, hiện CLB đang triển khai tặng quà như gấu bông, ly nước có logo cho sinh viên hiến tiểu cầu 2 lần liên tục. Anh Hoàng Quốc Huy, Phó Chủ nhiệm CLB Ngân hàng máu sống Trường ĐH Y Dược, ĐH Huế chia sẻ: “Đoàn Trường ĐH Y Dược phát động xây dựng danh hiệu “Dũng sĩ tiểu cầu” với các tiêu chí: HTC ít nhất 5 lần/năm đối với bạn nam; ít nhất 3 lần/năm đối với nữ. Việc trao danh hiệu này diễn ra vào ngày tôn vinh người hiến máu hoặc ngày hội hiến máu hằng năm”.

Theo TS.BS. Đồng Sỹ Sằng, Giám đốc TTHHTM BVTW Huế, để luôn có nguồn tiểu cầu phục vụ điều trị, trung tâm đã vận động và thiết lập mạng lưới hỗ trợ. Hiện toàn tỉnh có 15 câu lạc bộ, ban chỉ đạo các huyện, thị, thành phố có CLB hiến máu. Trong các đợt hiến máu tình nguyện, TTHHTM luôn vận động người HTC. Về lâu dài định hướng sẽ tiếp tục kêu gọi thành lập ngân hàng hiến tiểu cầu, phục vụ những trường hợp phẫu thuật tim, ghép tạng, đa chấn thương. 

L.TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn:
Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực

Tối 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình “Thay lời tri ân” năm 2024, với chủ đề “Hy vọng”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực
Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi
Trao 108 suất học bổng cho học sinh khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và khó khăn

Sáng 25/9, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em (CTXH-QBTTE) phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Quỹ Hy vọng tổ chức chương trình trao học bổng cho học sinh khuyết tật, học sinh là nạn nhân chất độc da cam của các huyện, thị xã, TP. Huế và trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn của 2 huyện Quảng Điền và Phú Lộc.

Trao 108 suất học bổng cho học sinh khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và khó khăn
Trao 209 suất học bổng Vallet cho học sinh, sinh viên xuất sắc

Sáng 31/8, tại Duyệt Thị Đường (Đại Nội Huế), Tổ chức “Gặp gỡ Việt Nam” tổ chức trao học bổng Vallet cho các học sinh, sinh viên đạt thành tích cao trong học tập tại Thừa Thiên Huế. Đến dự có ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Trao 209 suất học bổng Vallet cho học sinh, sinh viên xuất sắc
Return to top