ClockThứ Tư, 26/04/2017 21:08

Cào trìa "đi lui"

TTH.VN - Trong không khí nghề biển đang trở lại, những ngư dân ở thôn Thuận Hòa, Vân Quật Đông (xã Hương Phong, thị xã Hương Trà), lại bước vào một vụ đánh bắt trìa (ngao) trên đầm phá.

Cứ vào vụ, người dân Hương Phong lại chèo ghe thuyền, cơm đùm gạo bới ra cửa biển Thuận An (huyện Phú Vang) - nơi giao thoa con nước của đầm phá Tam Giang, dùng cào khai thác trìa.

Từ tháng 3 đến tháng 9 (DL), trìa sinh sản, theo cửa biển đẩy vào khu vực giáp đầm phá, mang lại cho ngư dân nguồn thu nhập đáng kể. Tham gia đánh bắt loài hải sản này chủ yếu là phụ nữ khi chồng đã đi bạn thuyền những chuyến khơi xa. Dân địa phương gọi nghề cào trìa là nghề… "đi lui" bởi người đánh bắt trìa thường dùng dây buộc dụng cụ cào (hình chữ A) vào người rồi lội nước đi lui về phía sau. Trìa bị “kẹt” lại trong lồng lưới, rều rác lọt ra ngoài. 

Những hình ảnh Thừa Thiên Huế Online ghi lại về nghề cào trìa "đi lui":

Hàng chục hộ dân ở Hương Phong nhiều đời nay lấy nghề cào trìa làm kế mưu sinh

“Mỗi ngày khai thác được từ 4-5kg trìa, với giá từ 40-60 nghìn đồng/kg (tuyền loại), bà con thu nhập vài trăm nghìn đồng/ngày”, chị Nguyễn Thị Hồng (thôn Thuận Hòa), cho biết

Dụng cụ cào trìa được đặt sát đáy biển, người dân đi giật lùi để thu được trìa vào dụng cụ

Trìa giống có kích cỡ nhỏ hơn, thương lái thu mua của ngư dân rồi ươm nuôi

Ngoài trìa, ngư dân còn đánh bắt sản vật khác

Nghề lặn, cào trìa tuy vất vả nhưng đã cho ngư dân Hương Phong thu nhập khá ổn định

Cào trìa là dụng cụ hình chữ “A”, được ngư dân “sáng tạo” khai thác nhiều đời nay

Thương lái “đánh” ghe thuyền thu mua trìa ngay tại cửa biển

Hà Nguyên (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Return to top