ClockThứ Ba, 11/05/2021 14:25

Cầu nối giúp người yếu thế vươn lên

TTH - Nghề công tác xã hội (CTXH) không phải ai cũng làm được và khó bám trụ lâu dài. Những người làm CTXH chính là cầu nối giữa những cộng đồng với nhau và đóng góp vào công tác an sinh xã hội.

Tôn vinh nghề công tác xã hội

Những người làm công tác xã hội như người mẹ, người thân của các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt

Dấn thân với nghề

Chị Phan Thị Cháu được nhiều thế hệ các em nhỏ ở Làng trẻ em SOS Huế gọi bằng tiếng “mẹ” thân mật suốt hơn 17 năm ròng, từ ngày chị gắn bó với cơ sở này. Một khi đã chọn “dấn thân” vào nghề này, dù có lúc vui, buồn, gặp gian nan, nhưng chị Cháu và nhiều đồng nghiệp vẫn vượt qua và làm tròn vai một người mẹ, người chị của những đứa con cơ nhỡ.

Nhiều người ví, nghề CTXH như “làm dâu trăm họ”, bởi thế không phải ai cũng gặp thuận lợi và kiên trì như chị Cháu hay hàng trăm nhân viên xã hội ở các cơ sở bảo trợ xã hội và rất nhiều những người đang thầm lặng với nghề này ở các tổ chức xã hội, cấp cơ sở... để thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội, trợ giúp cộng đồng, đối tượng yếu thế. Chị Trần Thị Thu, quê ở Quảng Trị, từng làm mẹ của những em nhỏ ở một cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn TP. Huế, nhưng sau khi lập gia đình, chị phải nghỉ việc ở cơ sở này với lý do để dành thời gian chăm sóc cho chồng, con và gia đình.

Hiện nay, chỉ tính riêng tại 24 cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh, có 355 cán bộ, nhân viên (trong đó 252 nữ) đang chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dạy học, dạy nghề cho hơn 1.470 đối tượng yếu thế. Ngoài ra, còn có hàng trăm người đang làm CTXH tại các phường, xã, thị trấn, các tổ chức chính trị xã hội để tư vấn, vận động và hỗ trợ cho cá nhân, gia đình, cộng đồng yếu thế, bị tổn thương cần sự trợ giúp.

Khi có nhân viên làm CTXH hỗ trợ về vật chất, bình ổn về mặt tâm lý, những đối tượng trợ giúp xã hội sẽ có suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện hiện tại của bản thân, tránh những suy nghĩ tiêu cực; đồng thời, giúp người yếu thế có thêm hy vọng, niềm tin vào cuộc sống.

Những người làm công tác xã hội vừa là người trực tiếp và cầu nối giúp người yếu thế vươn lên trong cuộc sống

Ngoài chăm sóc, nuôi dưỡng tận tình, chu đáo các đối tượng yếu thế, những nhân viên xã hội ở các cơ sở trợ giúp xã hội như Trung tâm Bảo trợ xã hội Nước Ngọt (Phú Lộc), Nhà nuôi dưỡng trẻ mồ côi Đức Sơn (TX. Hương Thủy), Trung tâm nuôi dạy trẻ cô nhi- khuyết tật Sơn Ca... quan tâm đến công tác giáo dục văn hoá, tạo điều kiện để hầu hết các em nhỏ mồ côi, bị bỏ rơi, có hoàn cảnh đặc biệt đều được đến trường.

Hàng trăm đối tượng yếu thế còn được các trung tâm dạy nghề và tạo việc làm, tạo ra sản phẩm, với mức thu nhập ổn định.

Kết nối và sẻ chia

Trong bối cảnh thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, già hoá dân số..., CTXH càng thể hiện tầm quan trọng trong việc trợ giúp, cung cấp dịch vụ cho các đối tượng yếu thế, nạn nhân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, góp phần ổn định an sinh xã hội.

Bà Phan Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng, CTXH ra đời có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, bảo vệ quyền con người; đồng thời, thúc đẩy xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng vì hạnh phúc của tất cả các cá nhân trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế như trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, người khuyết tật, người cao tuổi, người nghèo, phụ nữ và các nhóm có hoàn cảnh khó khăn khác cần được tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ để vượt qua khó khăn mà họ đang gặp phải. Sâu xa hơn, những việc làm của người làm CTXH giúp giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Thời gian qua, thực hiện Đề án 32 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, CTXH bước đầu được triển khai có hiệu quả trên địa bàn tỉnh, đã thành lập các mô hình CTXH tại cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, bệnh viện, đồng thời tuyển dụng, bố trí nhân viên làm CTXH để kết nối giúp đỡ cho đối tượng.

CTXH tại các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác quản lý, xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, dạy nghề và hồi gia đối tượng theo quy định. Riêng trong năm 2020, trước khó khăn của thiên tai, dịch bệnh, nhưng nhờ những người làm CTXH đã nỗ lực tìm kiếm, vận động các nguồn lực với số tiền trên 25 tỷ đồng thông qua các cơ sở trợ giúp xã hội và hàng trăm tỷ đồng qua các tổ chức chính trị xã hội như hội chữ thập đỏ, hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin... để chăm sóc, nuôi dưỡng, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, trị liệu tâm lý cho các đối tượng.

Tại cộng đồng, CTXH đối với các đối tượng yếu thế được phòng LĐTBXH cấp huyện phối hợp với các phòng ban, đơn vị liên quan, các xã phường quan tâm hỗ trợ cho hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của đối tượng vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Rõ nét nhất là trong các đợt dịch COVID-19 và các đợt lũ lớn xảy ra vào cuối năm 2020, những người làm CTXH đã làm cầu nối vận động các nguồn lực, nhà hảo tâm để trao học bổng, hỗ trợ học nghề, phát triển sinh kế, hỗ trợ khẩn cấp các nhu thiết yếu, hỗ trợ tái thiết sau bão lụt cho cộng đồng, địa phương gặp thiên tai, dịch bệnh.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những cựu chiến binh vươn lên làm giàu

Hồ Văn Phúc, trú tại thôn A Đâng, xã Hồng Thái (A Lưới) và Nguyễn Hùng, trú tại thôn Vân Trạch Hòa, xã Phong Thu (Phong Điền) là hai trong nhiều gương điển hình cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi tại địa phương.

Những cựu chiến binh vươn lên làm giàu
Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, chiều 18/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức buổi tọa đàm gặp mặt cán bộ Mặt trận tỉnh qua các thời kỳ.

Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân
Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên

Tháng cao điểm “Vì người nghèo” (17/10 - 18/11/2024) là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc. Đây là dịp để mỗi cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, chia sẻ, giúp đỡ đối với người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh, bà Nguyễn Thị Ái Vân chia sẻ:

Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với cách làm linh hoạt, hiệu quả, sát với tình hình thực tế, huyện Phú Lộc đang đưa các chính sách, mô hình thiết thực đến với hộ nghèo để giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo
Return to top