ClockThứ Sáu, 20/11/2020 08:52

Chậu địa lan của Thầy

TTH - Những ngày đông, trong căn phòng không kín gió, thầy và trò run cầm cập trong cái lạnh thấu xương mà áo lại không đủ ấm.

“Chậu hoa đính hạt địa lan thầy đã nhân giống. Em về mang lên nhé”.

Tin nhắn của Thầy làm tôi sững người. Một lúc, tôi mới nhớ đến cây địa lan ở nhà Thầy cách đây đã gần 4 năm. Hôm ấy, ngày mồng 3 tết, lần đầu tôi về thăm Thầy. Thấy tôi xuýt xoa khen hoa đẹp, Thầy hứa:

“Sẽ chiết cho em một chậu”. Vậy mà tôi đã quên…

Gần 40 năm trước, Thầy về quê dạy học. Khi ấy, Thầy rất gầy và chỉ có độc chiếc áo ấm sẫm màu. Chúng tôi cũng là lứa học sinh đầu tiên của làng sau ngày đất nước thống nhất.

Trong ngôi trường nghèo đơn sơ, thầy đã dạy chúng tôi những bài làm văn đầu tiên. Tình yêu với môn văn cũng được nhen nhóm và lớn lên từ những buổi học ngoài giờ mà có khi, chúng tôi trở về nhà thì trời đã tối mịt.

Những ngày đông, trong căn phòng không kín gió, thầy và trò run cầm cập trong cái lạnh thấu xương mà áo lại không đủ ấm.

Kỳ thi học sinh giỏi văn lớp 5, tôi đoạt giải nhất huyện, rồi lên tỉnh, tham gia đội tuyển quốc gia. Những kỳ thi, những chặng đường đã đưa đôi chân bé nhỏ của những đứa trẻ dần xa làng…

Bẵng đi 40 năm, tôi tìm về, thăm thầy. “Thầy có nhớ em không?”. “Nhớ chứ, chỉ có các em mới quên thầy thôi”. Thầy trìu mến nhìn tôi, như cô bé con ngày nào.  

Câu chuyện hôm ấy, lần đầu, tôi mới hay, cuộc sống của các thầy những ngày xa nhà về quê dạy học. “Các thầy ngủ trên mấy tấm ván. Chăn không có mà chiếu cũng không. Có khi phụ huynh gần trường thương quá, mang cho các thầy ít khoai, sắn qua bữa”. Thầy kể, vẫn nụ cười hiền hậu và đôi mắt lấp lánh.

Tôi lại nhớ đôi mắt sáng lấp lánh của Thầy gần 40 năm trước, khi Thầy dạy chúng tôi bài văn miêu tả về chú gà trống có chiếc mào đỏ, đôi cánh kiêu hãnh, tiếng gáy vang và bước đi oai vệ. Có lẽ, cái tinh thần đẹp đẽ, oai dũng của chú gà trống năm xưa của Thầy đã khởi đi những ước mơ trong lòng những đứa trẻ.

Trước ngày Nhà giáo năm nay, vấn an, thầy bảo, đang bận trao quà cho bà con vùng lũ. “Học trò cũ của thầy gửi quà về, nhờ thầy trao cho các em học sinh khó khăn. Em nhớ về mang lên chậu hoa địa lan nữa nhé”.

Thầy lại nhắc, về món quà Thầy dành cho học trò cũ. Còn tôi, lại lỗi hẹn với  mình. Vẫn chưa về thăm Thầy, dù bao mùa hiến chương đã qua…

Kim Oanh

ĐÁNH GIÁ
4
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thầy, cô một thuở

Những năm 1980, quý thầy, cô giáo về dạy ở trường làng tôi là những thầy, cô ở Huế và những thầy, cô ở Quảng Bình. Thầy, cô ở khu tập thể ngay trong khuôn viên trường. Đời sống của giáo viên hồi đó khó khăn thì ai cũng biết rồi. Cái thời tem phiếu, thầy, cô hàng tuần phải đạp xe xuống cửa hàng lương thực ở xã Điền Hải cách xã tôi 7km để mua gạo và thực phẩm. Bởi rứa mới có một câu chuyện mà bây chừ kể lại sẽ rất khó tin, nhưng lại là chuyện có thật. Đó là chuyện anh Đ., một học sinh đã phát biểu rằng: “Thầy, cô ăn uống cực quá nên bày ra chuyện cắm trại để học sinh nộp tiền vô có mấy bữa ăn sướng!”. Chuyện đến tai thầy Thương và sau đó nhà trường đã kêu anh Đ. lên nhắc nhở...

Thầy, cô một thuở
“Rèn thầy trước, luyện trò sau”

Với phương châm “rèn thầy trước, luyện trò sau”, những năm qua, thầy và trò Trường THCS Trần Đăng Khoa (xã Bình Tiến, thị xã Hương Trà) đã lồng ghép nội dung học tập và làm theo gương Bác vào các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

“Rèn thầy trước, luyện trò sau”
Thầy và trò cùng chia sẻ trách nhiệm

Câu chuyện thầy và trò ở nhiều trường trung học phổ thông trên địa bàn pha chế nước rửa tay khô miễn phí lan tỏa. Không chỉ thể hiện trách nhiệm sẻ chia với cộng đồng, mà còn biết cách tự bảo vệ mình trước dịch bệnh Covid -19.

Thầy và trò cùng chia sẻ trách nhiệm
Tình thầy trò vùng rốn lũ

“Không cứu sách vở, sau lụt bọn trẻ lấy chi để học?”, tôi đã nghe câu này đến thuộc lòng khi đi qua các trường ở vùng trũng sau lũ lớn...

Tình thầy trò vùng rốn lũ
Return to top