ClockThứ Hai, 24/05/2021 16:50

Chiếc khẩu trang

TTH - Ít người biết rằng, sự ra đời của chiếc khẩu trang mà ta đang đeo trong những ngày dịch bệnh COVID - 19 tràn lan này lại ra đời xuất phát từ một cảm nhận sai lầm.

Chuyện rằng vào năm 1619, bệnh dịch hạch xuất hiện đầu tiên ở châu Âu. Khá nhiều đồng nghiệp của bác sĩ Charles de Lorme bị lây khi tham gia mổ tử thi. Cho rằng mùi "tử khí" bốc ra từ xác chết là nguyên nhân, vị bác sĩ người Pháp nghĩ tới biện pháp cách ly. Và, Charles de Lorme đã sáng tạo ra chiếc khẩu trang đầu tiên của nhân loại, được biết tới là khẩu trang “mỏ chim”. Từ đó, khi phẫu thuật tử thi, bác sĩ đeo khẩu trang "mỏ chim" vào. Đáng buồn là hiện tượng nhiễm bệnh không chấm dứt bởi mãi sau này, người ta mới biết nguyên nhân lây lan bệnh dịch hạch phát xuất từ loài bọ chét chuột.

Phải mất 200 năm sau, khi xảy ra đại dịch cúm 1918, các bác sĩ người Anh mới chế ra chiếc khẩu trang chỉ che kín phần miệng. Nó gồm một cuộn băng vết thương, buộc túm 2 đầu rồi buộc dây vòng qua gáy. Tất cả mọi người dù nhiễm bệnh hay không, mỗi khi ra đường đều phải đeo. Đó cũng là chiếc khẩu trang phổ thông đại chúng đầu tiên của nhân loại. Hơn một thế kỷ qua, chiếc khẩu trang dần được hoàn thiện, vừa đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh, vừa vơi bớt đi những khó chịu và cũng được cải tiến để ngày càng đẹp và hấp dẫn hơn.

Nhắc lại lịch sử mấy trăm năm để thấy rằng, sự ra đời của chiếc khẩu trang là cả một hành trình dài và là quá trình phát triển nhận thức cam go. Không còn nghi ngờ, tác dụng ngăn ngừa dịch bệnh của chiếc khẩu trang đã được chứng thực. Giá bán lẻ một chiếc khẩu trang y tế “max bảo vệ” đắt nhất hiện cũng chỉ vài ngàn đồng. Nó không hề khó mua, không khan hàng, không bị ép giá, thậm chí đang “đại hạ giá” vì nhiều đến mức chất đống trong kho, ít nhất là thời điểm này. Thế nhưng nhiều người vẫn không chịu đeo khẩu trang, để đến mức chỉ những ngày đầu tháng 5 vừa qua riêng ở Huế chẳng hạn, đã có hàng trăm trường hợp bị lập biên bản xử lý, nhắc nhở và ra quyết định xử phạt.

Bỏ qua những nhì nhằng không đáng có kia là hình ảnh chiếc khẩu trang đáng được tôn vinh trong những ngày dịch bệnh này. Thật ấn tượng là tinh thần trách nhiệm cao và ý thức nêu gương của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi ông rất tự giác đeo và phát biểu: “Đeo khẩu trang bao giờ cũng khó chịu nhưng phải đeo. Tôi tham gia tiêm thử nghiệm vaccine, tham gia xét nghiệm kháng thể rất tốt, hiện nay như tôi không phải đeo khẩu trang nhưng tôi vẫn đeo để cho mọi người thấy cần phải đeo”.

Từ những cảm nhận về loại đồ vật đặc biệt trong mùa dịch này, trong tản văn cùng tên đăng trên Báo Người Lao động số xuân 2021, GS. TS. Huỳnh Như Phương đã ví von chiếc khẩu trang là “một trong những nhân vật - đồ vật xuất hiện xuyên suốt trong đời sống nhân loại năm 2020”.  Và mới đây, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong ở TP. Hồ Chí Minh đã đưa chiếc khẩu trang từ ý tưởng và cảm nhận của GS. TS. Huỳnh Như Phương vào đề thi học kỳ môn văn lớp 10. “Trong hoạn nạn, chiếc khẩu trang trở thành một hiện tượng văn hóa, thể hiện tình gia đình, tình đồng bào, tình nhân loại”, GS. TS. Huỳnh Như Phương khẳng định.

Tôi nghĩ, rồi đây hình ảnh chiếc khẩu trang sẽ được khắc ghi sâu đậm hơn, đặc biệt trong lứa tuổi học trò, góp phần hình thành nên ý thức và trách nhiệm cộng đồng trong mùa dịch bệnh khi được nhìn nhận như một hiện tượng văn hóa đáng được lan tỏa.

Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn vinh người hiến nhóm máu hiếm Rh âm

​Chiều tối 4/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với Ban chỉ đạo Hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt, tôn vinh và củng cố câu lạc bộ Nhóm máu hiếm - Rh âm Huế.

Tôn vinh người hiến nhóm máu hiếm Rh âm
Tôn vinh các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác xã hội

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ 8 năm 2024 với chủ đề: "Công tác xã hội Việt Nam - Tiên phong, chuyên nghiệp và kết nối"; đồng thời tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật trong hoạt động công tác xã hội (CTXH) trên địa bàn tỉnh. Đến dự lễ kỷ niệm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Tôn vinh các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác xã hội
Lễ hội góp phần tôn vinh bản sắc giá trị văn hóa Huế

Bên cạnh đẩy mạnh xây dựng nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống hồ sơ khoa học về các lễ hội, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục các giá trị của lễ hội, lựa chọn để quảng bá những nét đẹp, hạn chế những lễ hội có những hình ảnh phản cảm.

Lễ hội góp phần tôn vinh bản sắc giá trị văn hóa Huế
Tôn vinh 50 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số

Chiều 11/12, UBND huyện A Lưới tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) huyện A Lưới lần thứ nhất.

Tôn vinh 50 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số
Return to top