ClockThứ Hai, 20/05/2024 06:23

Chùa trong mỗi người

Chùa trên núiChùa Tra Am - chốn tiêu diêuNgười Huế thong dong đến chùa lễ Phật ngày đầu năm mới

1. Mẹ ốm. Một ngày trước khi lên bàn mổ, mẹ rủ tôi lên chùa. Nơi mẹ và tôi đến là ngôi chùa Trà Am nổi tiếng của Huế. Xưa nhà ngoại cạnh đó. Mẹ tới chùa như người thân, gặp các tiểu, các sư đều vui vẻ chào hỏi. Nhìn mẹ, tôi cảm thấy nỗi lo và những ưu phiền trước đó không lâu hình như bay mất.

 Chùa Tra Am, một ngôi chùa cổ lâu đời ở Huế. Ảnh minh họa: Bảo Phước

Tôi ngồi cạnh, dường như nghe hết cả câu chuyện, mẹ chia sẻ nỗi lo bệnh tật và lắng nghe lời khuyên của vị sư già. Trông mẹ thật thành khẩn và chăm chú. Rồi làm theo lời khuyên của vị sư, mẹ đi thắp nhang, thành tâm kính Phật và không quên xin nhà chùa… một quẻ xăm. Tôi không thẩm thấu hết nội dung của quẻ xăm nhưng cũng hiểu được đại ý, rằng không có gì là không có thể vượt qua nếu có được niềm tin.

Như có được sự linh ứng, ca mổ của mẹ cuối cùng cũng hoàn mỹ. Bệnh được phát hiện sớm nên điều dữ của lo âu đã không xảy ra. Cả nhà hoan hỉ. Mẹ lại bảo, mẹ khỏe rồi, con lên chùa với mẹ nhé!

2. Nội ở quê. Cả chục năm rồi già yếu, lưng còm, bệnh hoạn đầy mình nên chỉ quanh quẩn trong nhà. Vậy mà cứ dịp Tết hay lễ Phật đản, Vu Lan là đòi… lên chùa. Bảo rằng “đòi” là bởi nội bây giờ không thể một mình đến chùa. Chùa làng tôi cách nhà chỉ lớn 100m nhưng phải đi qua Quốc lộ 1A. Tôi là đứa cháu thường xuyên được nội tin tưởng.

Mấy chục năm trước, nội còn trẻ, chùa làng Dạ Lê Thượng là ngôi nhà thứ 2 của nội. Ngày Rằm hay mồng Một, muốn gặp nội thì chỉ có lên chùa. Nơi đó, nội có những người bạn già, cùng với nội tụng kinh niệm Phật, tổ chức những sinh hoạt cộng đồng tập thể hay những việc làm công đức và không quên “góp gạo” thổi cơm chay. Còn như dịp lễ Phật đản này, đó là ngày vui và bận rộn của nội.

Từ ngày “xuống bệnh”, không đủ sức và chủ động đến chùa, nội nhớ chùa và nhớ bạn. Tôi đã nhiều lần chứng kiến cảnh nội gặp lại “bạn xưa” mừng mừng tủi tủi. Mới hay cái tuổi già lắm khi chuyện bình thường của thời trẻ trung như gặp lại bạn bè dù họ ở ngay trong xóm và trong làng cũng thật khó khăn và đôi khi là cả ước mơ. Với không ít người như nội, ngôi chùa đằm thắm và yêu thương là… điểm hẹn. 

3. Không khó khăn khi cảm nhận về Huế trong mùa Phật đản. Đó không chỉ là 7 đóa sen hồng “nở rộ” trên dòng Hương, lễ hội xe hoa trên đường phố hay hoa đăng trên dòng sông, những con phố và những ngôi chùa được trang hoàng rực sáng… mà đó còn là những rạo rực ở mỗi con người gần gũi như nội hay như mẹ.

Tôi nhớ trong một bài viết của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đăng trên tạp chí Sông Hương cách nay mấy chục năm mà mình được đọc lại trong đống sách cũ của ba. Rằng, cùng với mái đình hay bến nước, ngôi chùa thật thân thương, gắn liền với làng quê Việt Nam. Tiếng chuông chùa đã đi vào tiềm thức của bao con người, là tiếng chuông báo thức, là nhịp sống nơi chốn đồng quê dân dã.

Còn vài hôm nữa là đến hội Rằm tháng Tư. Tôi tự hứa, mình sẽ sắp xếp công việc để về làng, đưa nội lên chùa, gặp lại người thân, cùng thắp một nén hương, chắp tay niệm Phật, cầu mong cho cuộc sống an nhiên, người với người “sống để yêu nhau”.  

 

THỤC ĐAN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top