ClockThứ Ba, 10/10/2023 06:26

Chuyên nghiệp và hiệu quả

TTH - Sau hơn 1 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) của Chính phủ đối với lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực trong thực hiện CĐS, tạo ra nhiều tiện ích trong thủ tục hành chính (TTHC) đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Lợi trước mắt, hại lâu dài - Kỳ II: Giải pháp đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệpLợi trước mắt, hại lâu dài - Kỳ 1: Hệ lụy cho người lao độngĐẩy mạnh công tác thanh traNỗ lực phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội

Người dân lấy số giao dịch tại bộ phận một cửa BHXH tỉnh 

Hướng đến Chính phủ số

Xác định việc thực hiện Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua BHXH tỉnh triển khai thường xuyên, liên tục và huy động sự vào cuộc của công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành, góp phần xây dựng ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.

Trong năm 2023, đơn vị duy trì hoạt động hiệu quả Tổ công tác triển khai Đề án 06 BHXH tỉnh, phối hợp với Tổ giúp việc Đề án 06 tỉnh nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trong đó, 100% công chức, viên chức và người lao động BHXH tỉnh được phổ biến, quán triệt quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thực hiện Đề án 06; được hướng dẫn, tập huấn về kỹ năng số, kỹ năng bảo mật thông tin trên môi trường mạng, thành thạo sử dụng các phần mềm nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc, phù hợp với vị trí công tác.

Ngoài ra, 100% hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam được số hóa theo quy định; không yêu cầu người dân phải xuất trình, nộp sổ hộ khẩu theo quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cư trú; 50% TTHC được chuẩn hóa, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ dữ liệu của cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư hoặc sử dụng định danh và xác thực điện tử do Bộ Công an cung cấp.

 Giao dịch tại bộ phận một cửa BHXH tỉnh

Một trong những giải pháp hữu ích nữa đó là 100% người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kê khai số định danh cá nhân, căn cước công dân (CCCD), được cập nhật trong CSDL của BHXH Việt Nam quản lý và được xác thực với CSDL quốc gia về dân cư. Qua đó, mở rộng giao dịch với tất cả các ngân hàng đủ điều kiện kết nối khi thực hiện các thủ tục thanh toán trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia để thanh toán không dùng tiền mặt trong việc giải quyết hồ sơ hưởng BHXH một lần, BHTN và chi trả trợ cấp ngắn hạn.

Lãnh đạo BHXH tỉnh cho rằng, giai đoạn 2024 - 2025, đơn vị tiếp tục duy trì các mục tiêu đã đạt được trong năm 2023 và hướng đến các nhiệm vụ quan trọng, trong đó 100% bộ phận “Một cửa” tại văn phòng BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị xã triển khai ứng dụng xác thực sinh trắc dựa trên thẻ CCCD gắn chip, ứng dụng VNeID và CSDL quốc gia về dân cư trong tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; 100% thủ tục hành chính của ngành đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh được tích hợp, cung cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia. Đồng thời, tiếp nhận, nghiên cứu sử dụng công nghệ dữ liệu lớn (BigData), trí tuệ nhân tạo (AI) để quản lý, phân tích, cung cấp thông tin.

Giai đoạn 2025 - 2030, triển khai các quy định, hướng dẫn của ngành; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số; duy trì, quản lý an toàn hạ tầng thông tin, các phần mềm, ứng dụng và dữ liệu liên quan đến người tham gia bảo hiểm.

Truyền thông, nâng cao nhận thức

Có thể thấy, với các giải pháp thúc đẩy CĐS, mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ công trực tuyến đều hướng đến mục tiêu chung đó là phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp, qua đó chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của các tổ chức, cá nhân về vai trò, trách nhiệm cũng như mục đích, ý nghĩa của việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

Để thực hiện hiệu quả Đề án 06, thời gian tới BHXH tỉnh tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn của BHXH Việt Nam về quy trình nghiệp vụ và triển khai các nhiệm vụ Đề án 06, trong đó đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong xử lý nghiệp vụ, CĐS; phối hợp, tham gia với các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng, sửa đổi, đề xuất nâng cấp phần mềm, cơ sở hạ tầng CNTT đáp ứng được các quy định, quy trình nghiệp vụ của ngành, phù hợp với nhiệm vụ ứng dụng CNTT, CĐS theo Đề án 06 của tỉnh.

Nhiệm vụ quan trọng nữa đó là phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế… và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả Đề án 06 để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đạo, điều hành BHXH các huyện, thị xã và giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của công chức, viên chức và người lao động về thực hiện Đề án 06 và CĐS; đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến; tăng cường phối hợp với lực lượng Công an các cấp rà soát, làm sạch thông tin công dân, đảm bảo 100% dữ liệu người tham gia BHXH, BHYT, BHTN do BHXH Việt Nam quản lý được xác thực thành công với CSDL quốc gia về dân cư.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, cảnh báo thiên tai đến người dân bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Trong đó, ứng dụng Hue-S của Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh (IOC) và các nền tảng mạng xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó kịp thời.

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

TIN MỚI

Return to top