ClockThứ Tư, 21/08/2019 08:58

Chuyện nhặt ở nhà sách

TTH - Nhiều lần cho con đi nhà sách, tôi nhìn thấy nhiều chuyện nho nhỏ nhưng thật ra lại không nhỏ chút nào, đó là những câu chuyện về ý thức, về văn hóa đọc mà các bậc cha mẹ nên dạy con từ… thuở còn thơ.

1. Nhà sách mát mẻ, sạch sẽ, sách truyện phong phú và vừa mới vừa đẹp nên nhiều phụ huynh chọn đây làm điểm đến cho con trẻ. Cái này thì chẳng có gì phải bàn, nhưng điều đáng nói ở đây là ý thức. Người viết đã tận mắt nhìn thấy một số trẻ tầm 5-6 tuổi mang cả giày đạp lên vị trí ghế ngồi đọc sách. Vậy mà bố mẹ đi theo vẫn thản nhiên như không nhìn thấy gì và không hề nhắc nhở con mình không được làm như vậy! Mấy lần nhìn thấy cảnh tượng này, tôi phải nói với cháu bé không được mang giày đạp chân lên ghế ngồi, bởi không chỉ người khác mà chính cháu bé ấy cũng sẽ ngồi ở đó để đọc sách, và rằng đó là hành động không đẹp mắt chút nào.

2. Nhà sách nơi vốn là nơi cần yên tĩnh để mọi người có thể thư giãn đọc sách, nhưng nhiều trẻ lại vô tư hò hét và chạy nhảy ồn ào trong nhà sách như đang ở nhà. Phải chăng các em chưa được dạy phải giữ trật tự ở những nơi công cộng như nhà sách? Sự ồn ào không đúng chỗ này làm không ít người đang đọc sách cảm thấy khó chịu và nhân viên nhà sách phải rất vất vả trong việc nhắc nhở đám trẻ con giữ yên lặng.

3. Sách ở nhà sách tuy được đọc miễn phí nhưng không phải vì vậy mà không giữ gìn những cuốn sách ấy. Nhiều đứa trẻ giở sách rất mạnh tay khiến quyển sách mới toanh trở nên nhàu nhĩ, bị quăn góc và thậm chí là bị rách một phần chỉ sau một lượt xem/đọc. Lại có trẻ được ba mẹ lấy cho cả chồng sách, nhưng đọc xong không bỏ sách lại đúng với vị trí ban đầu. Vậy là, cả tụi nhỏ vô tư để bừa cả chồng sách vào một góc nào đó trên kệ sách khiến nhân viên nhà sách phải vất vả tìm lại vị trí đúng của từng cuốn sách.

Có ý thức giữ gìn sách, giở sách nhẹ nhàng để không làm hỏng sách, đọc xong phải trả sách lại đúng vị trí ban đầu,… những hành động dù nhỏ ấy cần giáo dục trẻ từ sớm. Ông bà ta thường nói: “Dạy con từ thuở lên 3”. Hiểu một cách đơn giản là ba mẹ cần dạy con từ rất sớm, bởi nếu ngay từ nhỏ không giáo dục cho trẻ ý thức trong mọi việc làm và hành động của mình thì khi lớn lên sẽ khó lòng uốn nắn và hình thành nhân cách tốt cho trẻ.

Đỗ Ngọc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Viết nên những giấc mơ thật

Cho dù đã xảy ra những điều không hay và để rồi dẫn đến đơn vị tổ chức đã phải bị phạt về việc liên quan đến bán sách lậu và sách không nằm trong danh mục được cấp phép nhưng tôi vẫn thích khẩu hiệu “Read the true books, write the true dreams” (tạm dịch: Đọc những cuốn sách hay, viết nên những giấc mơ thật) của Hội sách “Vietnam Book Fair Tour” 2020, vừa được tổ chức tại Huế cách nay không lâu.

Viết nên những giấc mơ thật
Trốn nóng từ siêu thị, nhà sách đến quán cà phê

Trong khi bên ngoài đường phố lưa thưa xe cộ bởi cái nắng nóng oi bức thì bên trong các siêu thị, nhà sách, quán cà phê có lắp đặt hệ thống điều hòa… kín mít người. Họ tìm đến đó, bên cạnh các nhu cầu cá nhân thì gần như ai cũng có chung tâm lý tránh nắng nóng.

Trốn nóng từ siêu thị, nhà sách đến quán cà phê
Mở lòng với sách

Mấy năm trước, thấy nhà văn - dịch giả Bửu Ý in cùng lúc 3 tác phẩm, tổ chức ra mắt tại Nhà sách Phương Nam rầm rộ, tôi đã nghĩ ông là nhà văn lập kỷ lục xuất bản sách tại Huế; không ngờ, Nhụy Nguyên (NN) từ cuối năm 2018 đến nay đã cho in liên tục ít ra là 7 đầu sách. Mới nhất là tập nghiên cứu phê bình “Như thú vui trà đạo” (NXB Văn hoá - Văn nghệ, tháng 3/2019).

Mở lòng với sách
Sao để dây điện lằng nhằng vậy?

Đó là câu hỏi của nhiều người, đặc biệt là các bố mẹ có con nhỏ khi bắt gặp mớ dây điện lằng nhằng nằm nổi trên lối đi ở khu vực giao thoa giữa Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị (17 Lê Lợi, TP.Huế) và công viên 19 Lê Lợi (sau lưng tượng Phan Bội Châu).

Sao để dây điện lằng nhằng vậy

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top