ClockChủ Nhật, 28/06/2020 10:42

Viết nên những giấc mơ thật

TTH - Cho dù đã xảy ra những điều không hay và để rồi dẫn đến đơn vị tổ chức đã phải bị phạt về việc liên quan đến bán sách lậu và sách không nằm trong danh mục được cấp phép nhưng tôi vẫn thích khẩu hiệu “Read the true books, write the true dreams” (tạm dịch: Đọc những cuốn sách hay, viết nên những giấc mơ thật) của Hội sách “Vietnam Book Fair Tour” 2020, vừa được tổ chức tại Huế cách nay không lâu.

Không gian đọc bên bờ sông Hương

Thế hệ đã sắp sửa về hưu như tôi, một thời đọc sách là thú vui và cũng là phương cách dung nạp kiến thức mọi mặt gần như duy nhất trong điều kiện cả chiếc đài bán dẫn là cả một ước mơ. Không dễ có tiền để mua sách mới nên sách được đọc chủ yếu là sách mượn, sách cũ. Sách mượn khá dễ hiểu, chỉ cần nhớ cho đã mượn thì phải trả, mượn phải có điều kiện kèm theo về thời gian, về bảo quản, làm hư hỏng rách nát đôi khi phải đền. Còn sách cũ lại là một khái niệm khác.

Theo cách định nghĩa mang tính hàn lâm thì sách cũ tức sách đã qua sử dụng và là một cuốn sách đã được sở hữu trước đó bởi chủ sở hữu không phải là nhà xuất bản hoặc nhà bán lẻ và thường là của một cá nhân hoặc thư viện. Giá trị là ở chỗ, đôi khi sách rất cũ là những cuốn sách quý hiếm, là phiên bản đầu tiên, là sách cổ, hoặc đơn giản là sách hết tái bản chỉ có thể được tìm thấy trong các cửa hàng sách cũ.

Không phải ngẫu nhiên khi nói đến sách cũ, người ta thường nhắc đến người Huế với những tên tuổi, như Nguyễn Hữu Châu Phan, Nguyễn Đắc Xuân hay Hồ Tấn Phan... Có dịp tiếp xúc với tủ sách của những chủ nhân trên, tôi đã cảm nhận được những giá trị quý hiếm, hấp dẫn người đọc của những cuốn sách cũ ngay từ tiêu đề. Tôi hiểu, để có được sách cũ quý hiếm, họ đã phải công phu sưu tầm; sẵn sàng trao đổi với người khác những bản sách quý hiếm họ sở đắc, để lấy một bản sách khác, đang thiếu trong bộ sưu tập.

Huế vẫn còn có những hiệu sách cũ. Trước đây có Nhà sách Cảo Thơm chuyên mua bán những cuốn sách cũ có giá trị. Sau này có Nhà sách Hoàng Thổ ở đường Hùng Vương. Huế cũng có các chiếu sách cũ bày bán ở vỉa hè nhiều đường phố. Lần đầu tiên tôi làm quen với sách cũ là vào cuối năm 1982. Mới bước vào cổng trường đại học, buổi chiều đông lang thang, trời xui đất khiến thế nào lạc bước vào hiệu sách cũ có cái tên gọi rất lạ “Tôn Chỉ”, gần giao lộ Nguyễn Huệ – Hùng Vương. Lần ấy tôi vớ liền mấy cuốn sách khảo cổ học. Sách quý, cả lớp đang đi tìm, hiếm đến nỗi thư viện cũng chả thấy.

Đầu năm nay, UBND TP. Huế vừa có quyết định chấm dứt việc triển khai thí điểm đề án Không gian sách đường Hai Bà Trưng (phường Vĩnh Ninh, TP. Huế). Lý do có nhiều, trong đó có chuyện về các sai phạm về bán sách giả, sách lậu. Việc xây dựng Không gian sách hay đưa "Vietnam Book Fair Tour 2020" về Huế là những ý tưởng hay, không có quá nhiều tốn kém về kinh phí đầu tư. Thế nhưng, có vẻ như những người đứng ra thực hiện các dự án này vẫn chưa hiểu được hết giá trị của sách cũ trong đời sống văn hóa của người dân Huế.

Cho dù trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, nhưng rất nhiều người Huế vẫn giữ được thói quen đọc sách, như một nét đẹp văn hóa của vùng đất. Vậy nên, họ đã đến với không gian đường sách hay hội chợ sách cũ là để săn tìm những cuốn sách cũ, quý hiếm mà họ chưa được đọc hay còn thiếu trong tủ sách của gia đình. Và, họ cảm thấy bị xúc phạm về những cuốn sách giả hay được in lậu kia. Kinh doanh văn hóa, trong đó có sách cũ, xem ra đòi hỏi phải có văn hóa và tấm lòng thành.

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng

Tự truyện “Mạ tui” của Nguyễn Viết An Hòa được NXB Thuận Hóa in từ năm 2018, đã được “nối bản” nhiều ngàn cuốn, mặc dù theo quan niệm thông thường, tác giả là người không/chưa nổi tiếng. Hơn chục năm trước, trong một cuốn sách đã in, tôi nêu vấn đề “Tự truyện không chỉ dành cho người nổi tiếng”.

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng
Có đồng thuận, có thành quả

Sự đồng thuận đó, chắc chắn không phải tự dưng mà có, mà là thành quả của sự nỗ lực “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” của những người làm công tác dân vận.

Có đồng thuận, có thành quả
Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1: Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm

4 năm ra đời, đề án Tủ sách Huế đến nay chỉ có 11 ấn phẩm, một con số rất khiêm tốn. Nhưng buồn hơn khi những ấn phẩm ấy chỉ dừng lại với số lượng in giới hạn và “đeo gông” sách không bán, khiến nhiều người khó tiếp cận. Phía những người thực hiện Tủ sách Huế cho rằng nguyên do dẫn đến điều đó là ngân sách hạn chế, nhưng nhiều ý kiến khác nhận định đó là sự thụt lùi, thậm chí đi ngược lại chủ trương lan tỏa giá trị của Tủ sách Huế cũng như văn hóa đọc trong đời sống hiện nay. Vì thế, cần có giải pháp để tháo gỡ khó khăn mà Tủ sách Huế đang phải đối mặt.

Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1 Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm
Cai game bằng đọc sách

Chở con gửi thư viện, hoặc nhà sách và dành thời gian đọc sách cùng con là một trong những giải pháp của nhiều phụ huynh trong dịp hè nhằm giúp con "cai nghiện" game, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

Cai game bằng đọc sách
Ẩm thực ven đường Huế

“Ẩm thực ven đường Huế” (NXB Phụ nữ Việt Nam) là cuốn sách mới nhất của tác giả Vũ Thế Thành vừa ra mắt độc giả trong tháng 4 vừa qua. Cuốn sách là góc nhìn của một “người khách phương xa đến Huế nhiều lần” và dành tình yêu đặc biệt với Huế, nhất là những món ăn.

Ẩm thực ven đường Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top