ClockThứ Sáu, 26/08/2016 13:56

Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế

TTH - Không chỉ năng nổ trong công tác hội, cựu chiến binh (CCB) Phan Ngọc Vui (59 tuổi, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền), còn là người làm kinh tế giỏi, giúp đồng đội giảm nghèo, xây dựng kinh tế gia đình bền vững…

 CCB Phan Ngọc Vui tại lò ấp trứng của gia đình

Rời quân ngũ, trở về quê hương năm 1982, qua nhiều năm tìm tòi, học hỏi các mô hình và cách làm ăn mới, CCB Phan Ngọc Vui quyết định “dừng lại” đầu tư xây dựng lò ấp trứng gia cầm. Ông Vui kể: “Ban đầu, mình đầu tư làm lò ấp thủ công, đối diện với vô vàn khó khăn trở ngại, thậm chí rủi ro trong sản xuất trứng. Đến năm 2010, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình chuyển lò ấp bằng thủ công sang bằng điện, vừa tăng được sản lượng trứng vào lò, vừa đảm bảo tỷ lệ sản phẩm ra lò, chủ động hàng hóa kết nối với khách hàng”.

Lò ấp ở hộ gia đình CCB Phan Ngọc Vui có 3 khung ấp. Sản lượng trứng vào lò đạt 350 nghìn quả/năm; doanh thu 150 triệu đồng/tháng, lãi ròng 25 triệu đồng/tháng. Sản phẩm từ lò ấp trứng của ông Vui vươn ra Quảng Trị và Nghệ An. Khi kinh tế ổn định, ông Vui nghĩ đến đồng đội của mình. “Giúp đồng đội chính là giúp mình”, ông Vui trải lòng. Ông đầu tư cho 15 hộ gia đình vay vốn, con giống, trong đó, có 7 hộ gia đình là CCB. Quá trình nuôi, ông Vui thu mua trứng giúp bà con yên tâm đầu ra để sản xuất. Từ mô hình đầu tiên của ông Vui, được sự giúp đỡ kinh phí từ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), trên địa bàn xã, đã có 4 hộ dân trên phát triển thêm mô hình vịt bầu cánh trắng.

Cơ sở chăn nuôi của ông Vui mỗi năm nuôi chừng 6 nghìn con vịt đẻ, 30 nghìn con vịt thịt, tạo việc làm cho hơn 40 lao động thu nhập quân hơn 3 triệu đồng/tháng/người.

Ông Phan Mậu Dư, Chủ tịch Hội CCB xã Quảng Phước đánh giá: “CCB Phan Ngọc Vui là chi hội trưởng CCB thôn, trưởng ban công tác mặt trận thôn. Ông Vui luôn đi đầu trong công tác hội bằng những việc làm cụ thể, bổ ích với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm, như tham mưu, bỏ kinh phí giúp xã thành lập câu lạc bộ chăn nuôi gia trại, nhằm mục đích tạo điều kiện con giống cho toàn thể hội viên CCB trong toàn xã chăn nuôi”.

Trong phong trào xây dựng NTM tại địa phương, ông Phan Ngọc Vui được cấp trên tặng bằng khen nhờ công tác dân vận. Ông Phan Mậu Dư cho biết: “Sau khi họp dân, vận động bà con phá bỏ tường rào, hiến đất, mở rộng đường và xây dựng cổng chào, CCB Vui tự bỏ kinh phí thuê xe múc phá bỏ tường rào để hiến đất, không chỉ của mình mà còn giúp bà con thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động xây dựng NTM. Việc CCB Vui chính tay dỡ bỏ hàng rào nhà mình trước tiên, làm gương đã tác động tích cực, khiến bà con đều hưởng ứng làm theo”.

Nhờ uy tín, CCB Phan Ngọc Vui còn giúp Hội CCB xã bám sát nhiệm vụ chính trị tại địa phương, nắm chắc đặc điểm tình hình từng địa bàn để chọn mô hình dân vận khéo phù hợp, tuyên truyền vận động người dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới và làm tốt công tác hòa giải cơ sở.

HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo

Tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) trong 9 tháng đầu năm 2024, qua rà soát đến thời điểm hiện tại, số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện là 565 hộ; trong đó, có 358/477 hộ cận nghèo, 207/196 hộ nghèo (vượt so với chỉ tiêu đăng ký đầu năm). Đây là minh chứng cho sự nỗ lực, đồng lòng của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân Phú Vang.

Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo
Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi

Cùng với các chương trình, hoạt động thiết thực nhằm chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP. Huế đã được tiếp cận nguốn vốn vay từ chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực để thoát nghèo bền vững.

Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi
Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế

Phường Đông Ba (TP. Huế) có 21 hộ nghèo. Để thực hiện lộ trình đến cuối năm 2025 xóa 7 hộ nghèo, Mặt trận và các đoàn thể phường đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung hỗ trợ các mô hình sinh kế, góp phần chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn thành phố.

Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế
Return to top