ClockThứ Năm, 19/01/2017 14:11

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Vinh Mỹ

TTH - Giúp nông dân có thêm vốn kiến thức để áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, những năm qua xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc) thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Chị Hồ Thị Bích Em bên những chậu hoa ly được trồng áp dụng kỹ thuật từ khóa học nghề

Xã Vinh Mỹ có nền kinh tế thuần nông, phần lớn bà con ở đây sinh nhai bằng trồng trọt và chăn nuôi; một số làm thêm các nghề phụ, buôn bán. Với tỷ lệ 11,57% hộ nghèo, mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, xã đã thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ. Ông Phan Hoài Nam, Chủ tịch UBND xã Vinh Mỹ cho biết: “5 năm trở lại đây, xã phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Phú Lộc mở các lớp đào tạo nghề cho người dân trên địa bàn xã.

Nhiều gia đình áp dụng tiến bộ kỹ thuật được học nên năng suất cây trồng cao hơn. Từ năm 2011 đến nay, các lớp đào tạo kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc, hoa lưu ly, may mặc, thợ xây, chăn nuôi, thú y thường xuyên được mở lớp, đào tạo hơn 200 học viên, bám sát với nhu cầu thực tiễn của người dân địa phương. Sau khi hoàn thành các khóa đào tạo nghề, phần đông học viên phát huy nghề được học ngay tại địa phương, một số làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Những nghề truyền thống, như trồng trọt, chăn nuôi, qua lớp học nghề bà con có kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Còn những nghề ở lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, như nghề may học viên làm việc tại các khu công nghiệp vệ tinh, kỹ thuật chế biến món ăn học viên làm việc tại các nhà hàng trong tỉnh.

Chị Hồ Thị Bích Em (làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ) tham gia khóa đào tạo trồng hoa chia sẻ: “Trước đây, khi chưa qua đào tạo, người dân chúng tôi cứ theo thói quen, kinh nghiệm bón phân nhiều, vừa tốn kém lại không hiệu quả, cuốc đất thấp nước dễ ứ đọng. Đến khi học, được bày bón phân ở dưới, rồi ủ rơm lên trên, thời tiết bình thường thì tưới phân mỗi tuần một lần. Thầy còn chỉ cách cuốc đất sao cho nước rút nhanh, chống úng cây. Cây phát triển nhanh và đỡ công chăm sóc hơn hẳn”.

Anh Trần Đức Bình (thôn 3, xã Vinh Mỹ) trước đó là thầu xây dựng, khi biết xã mở lớp thợ nề, anh đăng ký tham gia. “Trước đây, đa số thợ chúng tôi hành nghề không bài bản, công việc mang tính cha truyền con nối hay học lóm kinh nghiệm từ người trong nghề, chuyên môn kỹ thuật không chuẩn. Vì muốn nâng cao tay nghề, có thể xây dựng được nhiều ngôi nhà kiên cố, bền vững hơn, có thể gầy dựng uy tín lâu dài với bà con trong xã, trong huyện, tôi quyết định tham gia lớp học”, anh Bình chia sẻ. Sau khi tham gia khóa học, anh Bình tiếp thu được nhiều kiến thức kỹ thuật cho công việc xây dựng của mình. Từ đó uy tín của anh được người dân địa phương biết đến và đặt niềm tin mời xây dựng, sửa chữa nhà cửa nhiều. Công việc thuận lợi, anh lập Doanh nghiệp tư nhân xây dựng và dịch vụ Bảo Long chuyên xây dựng.

Tuy nhiên, theo ông Phan Hoài Nam, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở xã Vinh Mỹ vẫn còn tồn tại một số khó khăn: các đối tượng lao động trẻ từ 18 – 30 tuổi đa số đi làm ăn xa, ít người ở lại địa phương để tham gia các lớp đào tạo nghề; chưa có cầu nối thị trường lao động, người dân không xác định chính xác việc chọn nghề để học.

 Công tác dạy nghề đã giúp lao động nông thôn ở xã Vinh Mỹ tiếp cận được thêm nhiều ngành nghề mới và tạo các cơ hội tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống. Dự định trong giai đoạn 2017 – 2020, xã mở thêm các lớp học cho khoảng 350 học viên, tập trung ở các ngành phát triển khuyến nông ở địa phương.

Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

Sau thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự phục vụ Tổ quốc, bộ đội xuất ngũ được cấp thẻ học nghề, có thể chọn học một trong 140 danh mục ngành nghề đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Khai giảng các khóa đào tạo nghề

Chiều 19/11, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức lễ khai giảng các khóa đào tạo nghề, đánh giá kết quả hoạt động nghề năm 2024, triển khai kế hoạch đào tạo nghề năm 2025 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Khai giảng các khóa đào tạo nghề
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top