ClockThứ Hai, 30/10/2023 07:01

Để phong trào chữ thập đỏ sống động trong học đường

TTH - Công tác chữ thập đỏ giúp giáo dục lý tưởng, kỹ năng sống, xây dựng nếp sống đẹp, phát huy truyền thống tương thân tương ái ở trường học… Tuy nhiên, cần có thêm nhiều cách làm, tháo gỡ vướng mắc, đưa hoạt động này trở thành phong trào thi đua tự giác, thiết thực.

Hội Chữ Thập đỏ TP. Huế: Hỗ trợ 25.000 hoàn cảnhTrao hàng trăm suất quà cho học sinh và người nghèo

 Tập huấn sơ, cấp cứu cho học sinh vùng lũ Quảng Điền

Dạy kỹ năng, sống sẻ chia

Xem phong trào chữ thập đỏ (CTĐ) là hoạt động hữu ích, giáo dục kỹ năng và lan tỏa lối sống đẹp, một số trường học tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho học sinh. Tại Trường tiểu học Thanh Toàn (TX. Hương Thủy), hoạt động tuyên truyền, tập huấn được tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi. Chi hội CTĐ tham mưu lãnh đạo trường tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề nhằm giảm thiểu rủi ro, phòng tránh thương tích đuối nước. Hai năm qua, trường tổ chức được 4 lớp, tuyên truyền về an toàn giao thông, sử dụng điện an toàn, phòng cháy, chữa cháy.

Sau tập huấn, giáo viên đã phối hợp với cán bộ y tế trường học, tổ chức Đoàn, Đội hướng dẫn kiến thức, kỹ năng sơ, cấp cứu cho học sinh. Hội CTĐ nhà trường còn lập các đội sơ, cấp cứu trong trường học; phòng chống dịch bệnh; vận động hiến máu nhân đạo; kỹ năng sống trong tình huống khẩn cấp. Một phụ huynh ở trường này chia sẻ: “Điều cần nhất là các kỹ năng thiết yếu giúp trẻ bình tình xử lý khi xảy ra tai nạn, sự cố. Đặc biệt ở vùng thấp trũng như Thủy Thanh, mùa mưa bão, cha mẹ nào cũng lo lắng khi các cháu đi học. Từ khi được trường tổ chức tập huấn, cháu biết nhiều kiến thức, tự tin hơn khi đến trường”.

Từ nhu cầu thực tiễn, Trường THPT Nguyễn Sinh Cung (Phú Vang) chú trọng chăm sóc sức khỏe, kỹ năng phòng, chống bệnh xã hội… Nhà trường tổ chức khám sức khỏe ban đầu cho học sinh khối 10, 11 và cán bộ, giáo viên từ nguồn kinh phí tự vận động. Phối hợp với Hội CTĐ tỉnh tổ chức tập huấn sơ, cấp cứu, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, tư vấn về sức khỏe sinh sản - phòng chống HIV/AIDS. Ngoài ra, trường còn duy trì đều đặn phong trào “Chủ nhật xanh” với 38 buổi, thu hút hơn 850 cán bộ, tình nguyện viên, học sinh góp phần bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

Cô Lê Thị Duyên, Chi hội CTĐ Trường THPT Nguyễn Sinh Cung thông tin: “Cùng y tế học đường, trường còn trang bị cơ sở vật chất, “Tủ thuốc Chữ Thập đỏ” chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống tệ nạn xã hội”…

Với đặc thù địa bàn, ngành giáo dục Nam Đông đẩy mạnh huy động nguồn lực nhân đạo, giúp hội viên CTĐ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống và học tập. Năm học vừa qua, 28 chi hội CTĐ các trường vận động quyên góp bằng nhiều hình thức và nhiều nguồn hỗ trợ giúp đỡ học sinh khó khăn, kêu gọi hàng nghìn suất quà, xe đạp, học bổng và học phẩm cho các em. “Quỹ tình nghĩa” ra đời từ đóng góp 30.000đồng/hội viên, có quy chế thu chi, quy định cụ thể đối tượng và mức hỗ trợ. Nhờ đó, đã chi gần 31 triệu đồng thăm hỏi học sinh ốm đau, tai nạn; hỗ trợ 1 hội viên mắc bệnh hiểm nghèo với số tiền hơn 20 triệu đồng. Huy động hơn 1,2 tỷ đồng trong năm học vừa qua để hỗ trợ cho gần 3.000 hội viên, học sinh.

Phải gắn liền thực tiễn, nhu cầu

Bà Lê Thị Hiền, Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh nhận định, việc lựa chọn và bố trí cán bộ CTĐ trong trường học là khâu then chốt. Người phụ trách lĩnh vực này phải uy tín, có tinh thần trách nhiệm, có tâm thì phong trào mới hiệu quả.

Từ góc độ đơn vị mình, chị Nguyễn Thị Phượng, Chi hội CTĐ Trường tiểu học Thanh Toàn (TX. Hương Thủy) chia sẻ: “Phải duy trì đều đặn hoạt động CTĐ nền nếp, ổn định, tạo môi trường cho học sinh thể hiện lòng nhân ái, hoàn thiện nhân cách và đóng góp cho xã hội. Các hoạt động gắn liền với thực tiễn, nhu cầu mới thu hút các em tham gia”.

Ông Đoàn Minh Thắng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh bảo rằng, để hoạt động CTĐ trường học hiệu quả cũng là trăn trở của ngành. “Phải chăng có quá nhiều hoạt động nên các trường thiếu tập trung ở lĩnh vực CTĐ. Các đơn vị chưa làm tốt còn vướng về cơ chế, tài chính, hỗ trợ… thì cần có trao đổi, kiến nghị để chúng tôi chỉ đạo tháo gỡ. Về phía Hội CTĐ tỉnh, Sở đề nghị tăng cường đào tạo, tập huấn cho CTĐ trường học. Thời gian tới, hai bên sẽ tổ chức tập huấn quy mô cho cán bộ CTĐ trường học”, ông Thắng nói thêm.

Là Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, phong trào CTĐ trong trường học sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh. “Khi nào ngành giáo dục bảo rằng cần CTĐ trong trường học thì khi đó hoạt động này sẽ đi vào thực chất”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khẳng định.

Bài, ảnh: LINH TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường
Phòng, chống bạo lực học đường: Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

Bạo lực học đường thực sự luôn rình rập, hiện hữu ở bất cứ ngôi trường nào. Ngoài những học sinh cá biệt, có xu hướng bạo lực thì nhiều hành vi bạo lực xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của học sinh. Các con chỉ nghĩ đơn giản “dọa cho bạn sợ” chứ không lường được những hậu quả, tổn thương tâm lý mà mình gây ra cho bạn học...

Phòng, chống bạo lực học đường Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ
Người "truyền lửa" cho phong trào phụ nữ

Chị Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh là một trong 30 cán bộ hội xuất sắc, được nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ Nhất năm 2024, do Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng.

Người truyền lửa cho phong trào phụ nữ
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Khởi công căn nhà từ "700 mảnh ghép yêu thương”

Ngày 19/10, Hội Chữ thập đỏ (HCTĐ) tỉnh phối hợp cùng CTĐ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TX. Hương Trà, chính quyền địa phương và mạnh thường quân tổ chức khởi công ngôi nhà cho bà Phạm Thị Gái tại tổ dân phố Lai Thành I, phường Hương Vân.

Khởi công căn nhà từ 700 mảnh ghép yêu thương”
Return to top