ClockChủ Nhật, 23/04/2023 09:03

Độc đáo cổng cưới rồng, phụng

TTH - Chỉ từ các loại hoa lá và củ, quả thân thuộc, Phan Văn Đông - chàng trai tài năng ở phường Vỹ Dạ, TP. Huế, đã tạo nên những chiếc cổng cưới rồng, phụng kỳ công, bắt mắt.

Dịch vụ nghề cưới tất bật trở lại sau nới lỏng giãn cáchLưu giữ tình yêu

leftcenterrightdel
Hoàn thiện từng chi tiết cho cổng cưới 

“Nghề chọn người”

Đó là câu nói đùa nhưng thật mà Đông chia sẻ với chúng tôi khi kể về hành trình gian nan, nhưng cũng đầy ắp niềm vui khi đến với nghề làm rồng, phụng, bằng hoa lá, củ quả. Xuất phát điểm là một chàng trai đam mê nấu ăn, rồi đến nghề mộc, nghề cắm hoa lan, Phan Văn Đông đã trải qua nhiều thăng trầm khi tìm được đích đến của đời mình.

Đông trải lòng: “Mình đến với nghề từ mâm lễ đầu tay thực hiện cho đám cưới của bạn thân. Sau rất nhiều công sức và cả thăng trầm, mình nhận ra làm tráp rồng, phụng đám cưới đã trở thành niềm đam mê tự lúc nào”.

Không hề qua một trường lớp nào, nhưng với khiếu thẩm mỹ và sự tìm tòi, học hỏi không ngừng, những mâm tráp rồng, phụng hiện đại đã trở thành thương hiệu của chàng trai 9X. Trung bình, mỗi tháng Phan Văn Đông làm từ 20 – 30 mâm lễ kết rồng, phụng. Vào những tháng cao điểm, số mâm lễ tăng lên gấp đôi, thậm chí hơn. “Những lúc đó quả thực mình chỉ ngủ mỗi ngày 2 – 3 tiếng, vất vả nhưng bù lại mình vừa có thu nhập tốt, vừa hoàn thành mâm cưới rồng, phụng thật đẹp cho khách, góp phần làm cho đám cưới thêm đẹp và trang trọng. Đó là niềm vui khó có thể đo đếm được”, Đông bộc bạch.

leftcenterrightdel
 Phan Văn Đông (đứng) tỉ mỉ thực hiện các chi tiết nhỏ cho chiếc đầu rồng

Với tay nghề của mình, học viên từ khắp nơi đã tìm đến Đông để học nghề. Ngoài các học viên trong tỉnh, đông nhất vẫn là các học viên đến từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình, có học viên ở tận Hà Nội cũng lặn lội vào Huế theo học. Bạn trẻ Nguyễn Hương, quê Đắk Lắk chia sẻ: “Mình muốn theo nghề làm mâm cưới hỏi nên đã đến Huế để theo học anh Đông. Phong cách rồng, phụng của anh Đông hiện đại, cập nhật liên tục nên rất bắt “trend” và được giới trẻ yêu thích. Dù hơi xa xôi nhưng vì đam mê với nghề, mình mong muốn học hỏi không ngừng để có thể theo đuổi niềm đam mê này”.

Chiếc cổng cưới uy nghi

Từ sự thành công với mâm tráp rồng, phụng, Phan Văn Đông đã đặt ra cho mình đích đến lớn hơn, đó là thực hiện những chiếc cổng cưới rồng, phụng uy nghi, độc đáo mang hơi hướng cổng cưới truyền thống miền Tây.

Chàng trai trẻ cho biết: “Trước đây, cổng cưới rồng, phụng là sản phẩm đặc trưng trong ngày cưới của người dân miền Tây. Nhưng theo thời gian, những cổng cưới này dần được thay thế bằng cổng khung sắt, hoa giả. Ở Huế cũng thế, những chiếc cổng cưới được trang trí bằng lá dừa hay nguyên liệu tự nhiên hầu như đã vắng bóng. Bởi thế mình mong muốn phải làm được những chiếc cổng cưới rồng, phụng thật đẹp và uy nghi, mang được nét đẹp bình dị nhưng không kém phần sang trọng đến cho nhiều cặp đôi trong ngày trọng đại”.

Được thực hiện từ các nguyên liệu như cau, ớt, đậu bắp, lá dứa, hoa cúc calimero, thông thường, Phan Văn Đông phải mất một tuần lễ liền để hoàn thiện cổng cưới rồng, phụng. Đông nói: “Để tạo hình rồng, phụng, ngoài kết cấu thô thì cần cả hàng chục kg hoa lá, củ quả các loại. Trong đó, phần thô mình thiết kế và tạo hình mất ba ngày, các ngày còn lại dùng để hoàn thiện từng chi tiết”.

Với đặc trưng nguyên liệu tự nhiên nên ngoài phải đảm bảo độ tươi cho hoa lá, củ quả, Phan Văn Đông phải đảm bảo độ lượn, độ cong cũng như làm sao thể hiện được hết phong thái, nét uy nghi cho con rồng, con phụng. “Bởi thế không chỉ kinh nghiệm, việc làm cổng cưới còn đòi hỏi sự tập trung cao độ của người thợ đến từng chi tiết nhỏ. Có như thế nét đặc sắc từ lớp vảy rồng, lớp cánh của phụng cho đến đôi mắt rồng, phụng sinh động, có hồn mới được thể hiện tối đa, nhưng vẫn giữ được nét hài hòa, duyên dáng khi ngắm nhìn tổng thể”, Phan Văn Đông phân tích.

Bảo Hưng (phường Gia Hội), khách hàng đã lựa chọn cổng cưới rồng, phụng của Đông cho ngày vui của mình chia sẻ: “Qua mạng xã hội, mình biết đến dịch vụ thiết kế cổng cưới rồng, phụng của anh Đông. Vì rất thích nên đã chọn cổng cưới này cho ngày trọng đại của mình. Khi cổng cưới hoàn thành, không chỉ hai bên gia đình, cả các khách mời đều đặc biệt thích thú và tấm tắc trước vẻ đẹp mới mẻ và uy nghi của chiếc cổng cưới này”.

Không chỉ mang đến chiếc cổng cưới đẹp và độc đáo, Phan Văn Đông còn chia sẻ tình yêu nghề của mình với những người có chung đam mê. Hiện tại, chàng trai trẻ đang quản lý trang fanpage học làm tráp ăn hỏi và hoa cưới với hơn 43 nghìn thành viên tham gia. Đây là nơi các thành viên sẻ chia kinh nghiệm, học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ, từ đó lan tỏa thêm tình yêu và sự nhiệt huyết dành cho nghề làm tráp rồng, phụng.

Bài: Mai Huế - Ảnh: Phan Văn Đông
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Khám phá các tour du lịch độc đáo tại Đà Lạt cùng Traveloka

Đà Lạt luôn ẩn chứa sức hút khó cưỡng với những ai yêu thích du lịch bởi khí hậu ôn hòa, cảnh đẹp thơ mộng và con người thân thiện. Để khám phá trọn vẹn thành phố mộng mơ này, Traveloka mang đến cho bạn những tour du lịch độc đáo, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm khó quên.

Khám phá các tour du lịch độc đáo tại Đà Lạt cùng Traveloka
Độc đáo “Lục bát món Huế”

Tháng 1 năm 2024, anh Lê Tân - người thực hành văn hóa ẩm thực Huế cho xuất bản một cuốn sách hết sức độc đáo “Lục bát món Huế” do Nxb Hội Nhà văn ấn hành. Sách dày 285 trang, in màu rất đẹp, bìa do họa sĩ Đặng Mậu Tựu trình bày. Đúng như tên gọi, “Lục bát món Huế” gồm 480 cặp (960 câu) lục bát, giới thiệu và dạy các món ăn và gia vị đặc trưng Huế. Mỗi món ăn được giới thiệu, ngoài bài thơ lục bát, còn có hình ảnh minh họa, và ghi rõ tên nghệ nhân trao truyền công thức chế biến. Điều đó cho thấy tác giả hết sức nghiêm túc khi ấn hành cuốn sách ẩm thực độc đáo này.

Độc đáo “Lục bát món Huế”
Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ

Phòng tranh con giáp do Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và họa sĩ Đặng Mậu Tựu thực hiện đã đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật những góc nhìn thú vị về rồng - loài linh vật trong truyền thuyết.

Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ
Độc đáo chợ xuân Gia Lạc đầu năm

Chợ xuân Gia Lạc diễn ra vào đúng dịp tết Nguyên đán hằng năm ven bờ sông Hương cạnh phủ Định Viễn ở làng Tây Thượng, phường Phú Thượng (TP. Huế). Đây là chợ duy nhất diễn ra trong ba ngày tết từ mồng 1 đến mồng 3 và là nét đẹp truyền thống, độc đáo của cư dân vùng ven thành phố.

Độc đáo chợ xuân Gia Lạc đầu năm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top