ClockThứ Bảy, 30/09/2017 05:51

Dưỡng già tự nguyện & an sinh cho người cao tuổi

TTH - Quan niệm truyền thống “người già phải sống gần con cháu”, nhưng cuộc sống hiện đại với bộn bề lo toan, nhiều người con đành gửi bố mẹ tới sống ở các viện dưỡng lão. Nhiều cụ vào trung tâm nuôi dưỡng thấy thoải mái hơn khi được chăm sóc, khám bệnh chu đáo.

Người già cần được quan tâm, chăm sóc

Ngại dư luận

Anh Nguyễn Tiến ở phường Phú Hội (TP. Huế) muốn đưa mẹ là cụ Nguyễn Thị Lành, 85 tuổi, vào Trung tâm Nuôi dưỡng và chăm sóc dịch vụ công tác xã hội theo hình thức tự nguyện. Anh gặp ngay rào cản khi nhiều người trong gia tộc cho rằng, anh thoái thác trách nhiệm. Người già vào viện dưỡng lão sẽ làm cho họ cô đơn, tủi thân và không nguôi nỗi nhớ con cháu.

Tiến chia sẻ: "Tôi nghĩ, tạo cho mẹ môi trường sống thoải mái, được chăm sóc đầy đủ mới là làm tròn chữ “hiếu”. Vợ chồng tôi đi làm từ sáng đến tối mới về, hai cháu thì học bán trú. Mẹ tôi không đi lại được, lại cao huyết áp nên ở nhà một mình chúng tôi không yên tâm. Gởi mẹ vào trung tâm, chúng tôi đóng một khoản tiền không nhỏ, bù lại mẹ tôi được hưởng các dịch vụ chăm sóc dành cho người già, có bạn già để trò chuyện. Chiều chiều, tôi lại chở các cháu lên thăm mẹ hoặc đón mẹ về nhà chơi...”.

Rất nhiều người cao tuổi con cháu đề huề, có điều kiện nhưng bản thân các cụ  cảm thấy buồn khi phải ở nhà một mình. Có nhiều người già bị bệnh mất trí nhớ, bại liệt, hay đau thần kinh… thì việc chăm sóc đúng phác đồ là điều cần thiết. So với việc chăm sóc theo bản năng hay “nhốt” các cụ ở trong những tòa nhà, thì đưa người già đến trung tâm nuôi dưỡng tự nguyện là một việc làm phù hợp với xu thế khi chúng ta có quá nhiều việc để làm. Tại đây, các cụ sẽ được chăm sóc một cách khoa học và bài bản, không phải chịu cảnh thui thủi một mình khi con cái đi vắng.

Vượt qua những cơn đau

Thừa Thiên Huế có khoảng 250.000 đối tượng cần hỗ trợ, giúp đỡ  từ các dịch vụ công tác xã hội, trong đó có khoảng 115.000 người cao tuổi. Đối tượng áp dụng là người cao tuổi không thuộc đối tượng bảo trợ xã hội. Từ tháng 7/2017, trung tâm tổ chức thí điểm nuôi dưỡng 10 đối tượng tự nguyện. Từ đó, trung tâm từng bước hình thành mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc thay thế và đẩy mạnh xã hội hóa chăm sóc các đối tượng yếu thế.

Phần lớn những người cao tuổi mang nhiều bệnh, nhất là bệnh về xương khớp và bệnh lẫn của tuổi già. Mỗi một đối tượng đều có phác đồ cũng như cách thức chăm sóc riêng phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và tính cách của từng người. Đối với một số các cụ bị tai biến nhẹ có khả năng phục hồi, trung tâm có hệ thống máy tập kết hợp xoa bóp để phục hồi chức năng, giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ...

Khi hỏi vì sao vào Trung tâm Nuôi dưỡng và chăm sóc dịch vụ công tác xã hội, cụ Tuyết chia sẻ: “Sáng các con đi làm sớm, tối muộn mới về có khi mẹ lên giường đi ngủ con vẫn chưa về. Khi ốm đau, người giúp việc không giúp gì được còn con cháu lại bận việc chỉ gọi điện hỏi thăm chứ cũng không chăm mình được. Ở đây, tất cả nhân viên đều được đào tạo để phục vụ người già, thái độ rất tốt, đêm ngày đều có người trực, cần gì thì bấm chuông, yên tâm hơn ở nhà nhiều…".

Theo ông Trần Quốc Hùng, Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng và chăm sóc dịch vụ công tác xã hội, khó khăn nhất hiện nay của mô hình dưỡng lão tự nguyện là phải thay đổi được nhận thức của xã hội. Không ít người cho rằng, việc con cái đưa cha mẹ vào trại dưỡng lão là bất hiếu, không nuôi nổi mới đẩy bố mẹ đi... Đây là quan niệm chưa phù hợp với xu thế hiện đại, không phải gia đình nào cũng có điều kiện, thời gian chăm sóc bố mẹ già một cách phù hợp. Vào sống trong môi trường tập thể, các cụ có những người bạn già, dễ dàng chia sẻ tâm sự, lại được chăm sóc sức khỏe một cách chuyên nghiệp, sinh hoạt điều độ, đúng giờ...

Ở khía cạnh khác, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, người già vào trung tâm nuôi dưỡng nên được nhìn nhận với chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, nên áp dụng với những gia đình không có điều kiện về thời gian để chăm sóc cha mẹ già, chứ không nên áp dụng cho tất cả. Nếu có điều kiện thì việc duy trì cuộc sống tam đại, tứ đại đồng đường vẫn là sự lựa chọn số một của người già.

Mô hình chăm sóc người cao tuổi theo hình thức tự nguyện vẫn chưa thực sự phổ biến. Nếu muốn tồn tại và phát triển, cần có sự đầu tư về chất lượng dịch vụ nhằm tạo môi trường sống phù hợp và ý nghĩa cho người cao tuổi, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước chân không mỏi

Ngoài công việc của một cán bộ hội, hơn 10 năm qua chị Võ Cẩm Thành, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Xuân (Phú Vang) là một trong những nhân viên thu tiêu biểu trong phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.

Bước chân không mỏi
Vì dân nên dân đồng thuận

Đến cổng thôn văn hóa Đồng Bào, xã Quảng Vinh (Quảng Điền) hỏi nhà ông Trần Khởi, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn, người dân nơi đây ai cũng biết và nhiệt tình chỉ cho chúng tôi. Trong căn nhà nhỏ đơn sơ, nghe ông Khởi kể về công việc của mình, chúng tôi càng hiểu vì sao người dân quý mến ông.

Vì dân nên dân đồng thuận
Gom góp cho “của để dành”

Không chỉ chăm lo cuộc sống thường nhật và tương lai của con cái, nhiều ông bố, bà mẹ đã dành dụm, tiết giảm các khoản chi tiêu để tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện cho con, với mong muốn sau này các con sẽ nhận lương hưu để đảm bảo cuộc sống khi về già.

Gom góp cho “của để dành”
Chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi

Lễ Phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” năm 2024 diễn ra sáng 2/10 tại TX. Hương Trà với chủ đề “Chung tay bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi”. UVTV Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã đến dự.

Chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi
Return to top