ClockThứ Hai, 06/03/2023 17:05

Giới trẻ và xu hướng làm việc vào ban đêm

TTH - Làm việc vào ban đêm dần trở thành thói quen của nhiều người, nhất là giới trẻ. Nếu như làm việc vào buổi sáng mang đến nguồn năng lượng tràn đầy, thì khi đêm về lại là thời điểm mở ra một thế giới đầy sáng tạo cho những ý tưởng của giới trẻ ngày nay.

Áp lực của giới trẻGiới trẻ chọn Huế làm điểm đến đầu năm

leftcenterrightdel

Làm việc vào ban đêm trở thành thói quen của nhiều bạn trẻ. Ảnh: NVCC

"Cú đêm"

Lối sống về đêm đang trở thành xu hướng của giới trẻ hiện nay khi mà công nghệ 4.0 và chuyển đổi số ngày càng phát triển. Hầu hết người trẻ thường xuyên thức đêm thuộc nhóm "night owl" (cú đêm), hay người ngủ muộn, dậy muộn và làm việc hiệu quả vào ban đêm. Với nhóm người này, đêm không chỉ là thời điểm dễ chịu và thư giãn nhất, mà còn là thời gian lý tưởng để họ sáng tạo, bay bổng với những ý tưởng của bản thân.

Theo một số nghiên cứu được thực hiện bởi nhà tâm lý học Richard D. Roberts và Patrick C. Kyllonen từ Đại học Barcelona, người thường xuyên hoạt động về đêm thường có tính cách táo bạo, thích tìm kiếm những điều mới lạ và không ngại đương đầu thử thách. Họ cũng có điểm mạnh về những vấn đề liên quan đến toán học, đọc hiểu, trí nhớ ngắn hạn và tốc độ xử lý. Bất ngờ rằng, người thường xuyên ngủ muộn có điểm số về trí thông minh cao hơn người có thói quen dậy sớm vào buổi sáng.

Đoàn Võ Quỳnh Châu, sinh viên ngành Kiến trúc, Trường đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế chia sẻ: “Không khí về đêm giúp mình tìm thấy sự đồng cảm, giải tỏa và được chia sẻ nhiều hơn. Khi mọi thứ xung quanh đều yên tĩnh, không còn tiếng xe cộ, máy móc hay tiếng nói cười, mình có thể tập trung làm đồ án mà không bị ai làm phiền”.

Nguyễn Thùy Trang, sinh viên Trường ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế cũng cho biết, việc dành thời gian về đêm để làm bài tập và giải quyết công việc làm thêm giúp bản thân tập trung và hiệu quả hơn rất nhiều so với ban ngày. “Hồi còn học năm đầu đại học, mình vẫn sinh hoạt theo thời gian bình thường, rất ít khi thức đêm để làm việc. Hiện tại, do tính chất công việc, hầu hết thời gian ban ngày mình dành cho việc học ở trường. Chính vì vậy, ban đêm chính là lúc mình bắt tay vào công việc thiết kế áp phích, biển quảng cáo để kiếm thêm thu nhập. Mình cảm thấy khi màn đêm buông xuống, mọi thứ yên tĩnh giúp mình nảy ra nhiều ý tưởng, từ đó làm việc cũng hiệu quả hơn”, Thùy Trang chia sẻ.

Có thể thấy, hiện nay không ít người trẻ bị quay cuồng trong đống công việc và học tập quá nhiều. Điều này khiến cho thời gian vào ban ngày không đủ để họ giải quyết hết mọi việc, đó là lý do vì sao càng ngày càng nhiều người trẻ trở thành “cú đêm”.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Bên cạnh hiệu quả làm việc cao, việc làm “cú đêm” cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Nhiều người có thói quen làm việc ban đêm vì họ cho rằng dễ có sự tập trung, yên tĩnh, tạo được hiệu quả công việc cao... Nhưng đối với sức khỏe, việc thức khuya có nhiều ảnh hướng tiêu cực.

Thùy Trang tâm sự: "Có đêm làm việc đến tận 3-4h, nhưng sáng vẫn phải dậy chuẩn bị đi học từ 7h, tính ra thì chỉ ngủ khoảng 4 tiếng. Sáng đến trường mình rất buồn ngủ và uể oải, do thiếu ngủ nên mất tập trung dẫn đến khó hiểu bài”.

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Nguyệt Minh (Trường ĐH Y Dược, ĐH Huế), người thức khuya dễ bị mệt mỏi, rối loạn cảm giác, thiếu máu não, tăng nguy cơ bị tiểu đường, mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, cũng như có khả năng vô sinh cao hơn… “Nếu bắt buộc làm việc vào ban đêm, như công nhân hoặc những đặc thù công việc khác, thì các bạn trẻ nên có thời gian ngủ bù lấy lại sức, có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nạp lại năng lượng, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây. Trong quá trình làm việc ban đêm cũng nên vận động đi lại”, bác sĩ Nguyệt Minh phân tích.

Bác sĩ Nguyệt Minh cũng đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ: “Ban đêm là lúc cơ thể cần nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng sau một ngày dài. Để thay đổi một thói quen ngủ muộn, trước hết phải thay đổi suy nghĩ. Các bạn phải hiểu rằng công việc chỉ là công cụ để chúng ta kiếm sống, sức khỏe mới là quan trọng nhất. Từ đó, từng bước thay đổi giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ giấc và đúng giờ”.

ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Tăm cá mùa nước lên

Với những người ưa chuộng bộ môn câu cá, mỗi khi nghe nơi đâu có tăm cá, dù xa hàng chục cây số họ cũng sẵn sàng lặn lội đến nơi để thỏa lòng đam mê sông nước.

Tăm cá mùa nước lên

TIN MỚI

Return to top