ClockThứ Bảy, 02/12/2017 14:11

Giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng

TTH - Với sự quan tâm của các bộ, ngành trung ương và địa phương, các dự án nhân đạo trong và ngoài nước, gần đây nhiều người khuyết tật (NKT) ở Thừa Thiên Huế được hỗ trợ dụng cụ, phục hồi chức năng (PHCN) để tự tin hòa nhập cuộc sống.

Hội thảo tập huấn về quyền và giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tậtCác công trình công cộng cần đảm bảo cho người khuyết tật sử dụngTrao 25 xe lăn cho người khuyết tậtHương Thủy: Trao tặng xe lăn và gạo cho 45 người khuyết tậtBiểu dương doanh nghiệp tạo việc làm cho người khuyết tật

Dự án IC hỗ trợ xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật huyện Quảng Điền

Thay đổi số phận

Theo chân cán bộ trạm y tế đến thăm cháu Hà Hoài T., 4 tuổi, (thôn Đông Lâm, Quảng Vinh, Quảng Điền), trường hợp khuyết tật được chương trình PHCN dựa vào cộng đồng địa phương quan tâm nhiều năm nay. Chị Võ Thị V., mẹ cháu cho biết, chân tay T. cử động khó ngay từ khi mới sinh ra. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, rất may được sự trợ giúp từ chương trình PHCN ở địa phương và Tổ chức Trung tâm Quốc tế (Dự án IC) hỗ trợ phương tiện tập đi và phục hồi chức năng tại nhà, hiện T. dần dần đi lại được.

Cũng tại xã Quảng Vinh, ông Nguyễn Duân, ở thôn Đồng Bào, đôi chân bị tật bẩm sinh, đi lại khó khăn, mọi sinh hoạt đều nhờ vào người thân. Nhờ tiếp cận chương trình PHCN và được hỗ trợ dụng cụ tập đi và xe lăn của dự án IC, hơn 1 năm nay, ông Duân không những chủ động đi lại mà còn tham gia vận chuyển đồ mộc mỹ nghệ ở địa phương, kiếm thêm thu nhập ổn định cuộc sống.

Bác sĩ Nguyễn Thành Trung, Thư ký chương trình PHCN dựa vào cộng đồng huyện A Lưới cho rằng, gần đây nhờ các tổ chức, dự án nhân tạo trong ngoài nước, hàng trăm NKT ở địa phương được hòa nhập cộng đồng. Đáng mừng là từ cuối năm 2016 đến nay, thông qua dự án IC, chương trình PHCN cho NKT ở địa phương mở rộng đến thôn, bản ở 21 xã, thị trấn. Năm 2017, dự  án IC hỗ trợ hơn 150 dụng cụ xe lăn, xe lắc, giúp NKT tự tin hòa nhập cộng đồng. Điển hình trong số này có chị Nguyễn Thị Thanh Hoa, sinh 1960, thôn Hợp Thượng, Hồng Thượng 10 năm trước bị tai nạn giao thông mất đi chân trái. Nhờ chương trình PHCN địa phương hướng dẫn tập luyện và dự án IC hỗ trợ dụng cụ đi lại, hiện chị Hoa không còn là gánh nặng trong gia đình.

Tiếp tục hỗ trợ kỹ năng, thiết bị cho NKT

Theo số liệu từ Bệnh viện (BV) PHCN tỉnh, ở Thừa Thiên Huế hiện có hơn 19 nghìn NKT. Thời gian qua, Thừa Thiên Huế được Bộ Y tế hỗ trợ chương trình PHCN tại cộng đồng. Từ năm 2003 đến nay, chương trình này được BV PHCN tỉnh triển khai mở rộng từ tỉnh đến cơ sở, xây dựng mạng lưới hơn 160 cán bộ theo dõi PHCN cho NKT tại địa phương. Không chỉ thực hiện chương trình, BV còn giao nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, rà soát, phát hiện những trường hợp khuyết tật ở các địa phương để điều trị, PHCN định kỳ. Bên cạnh đó, BV phối hợp kêu gọi các tổ chức, dự án nhân đạo trong, ngoài nước tập huấn, hỗ trợ phương tiện xe lăn, xe lắc, nạng… cho NKT đi lại thuận tiện.

Bác sĩ CK II Nguyễn Quang Hiền, Giám đốc BV PHCN tỉnh cho biết, năm 2015 - 2017, Thừa Thiên Huế là một trong 3 địa phương được dự án IC triển khai tại huyện Phong Điền, Quảng Điền và A Lưới, như khám sàng lọc cho hơn 600 NKT, cung cấp dụng cụ trợ giúp cho 300 trường hợp. Dự án IC còn tập huấn, nâng cao kỹ năng cho hàng trăm cán bộ cơ sở để hỗ trợ, PHCN cho NKT tại địa phương. Các hoạt động trên đến nay đã giúp hàng trăm NKT trên địa bàn hòa nhập tốt cuộc sống.

Bác sĩ Hiền thông tin thêm, hiện nay Thừa Thiên Huế vẫn duy trì chương trình PHCN dựa vào cộng đồng. Ngoài ra, sẽ kêu gọi các tổ chức, chương trình từ nhân đạo quan tâm hỗ trợ cho NKT. Riêng dự án IC cam kết tiếp tục hỗ trợ cho NKT tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 - 2020. Trước mắt, năm 2018, dự án IC phối hợp với BV PHCN tỉnh khám sàng lọc khoảng 400 trường hợp NKT; hỗ trợ 200 dụng cụ xe lăn, xe lắc, nạng chống... và tập huấn nghiệp vụ hỗ trợ NKT cho hơn 300 cán bộ cơ sở tại thị xã Hương Trà và huyện Phú Vang. “Đây là dự án đã được cộng đồng đánh giá cao. Hy vọng với kế hoạch đề ra, dự án IC sẽ giúp nhiều NKT Thừa Thiên Huế vững tin hòa nhập cuộc sống bền vững hơn”, bác sĩ Hiền nói.

Bài, ảnh: KHÁNH QUAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối cộng đồng thông qua phong trào Chủ nhật xanh

Hưởng ứng phong trào Chủ nhật xanh, Chủ nhật vì cộng đồng, ngày 17/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố phối hợp với Ngân hàng Seabank chi nhánh Huế tổ chức hoạt động Kết nối cộng đồng năm 2024.

Kết nối cộng đồng thông qua phong trào Chủ nhật xanh
Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật

Ngày 15/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, hội, địa phương tổ chức "Hội thi Văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật (NKT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024" với chủ đề "Kết nối yêu thương". Hội thi với sự góp mặt của các đội văn nghệ đến từ Hội NKT của 6 địa phương đăng ký tham gia.

Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo
Return to top