ClockThứ Hai, 18/07/2016 14:12

Gửi trời xanh

TTH - Mùa hè ở quê xưa là mùa diều. Mùa hè rảnh rỗi. Và gió lại ngọt. Đồng lại khô. Tất thảy đều thiên thời địa lợi cho sự “múa rối trên không” của những cánh diều.

Vậy nên, lũ trẻ mê diều chỉ nhăm nhăm chờ hè, chờ đồng gặt xong là rủ nhau cặm cụi suốt từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối mà vót tre, dán giấy và tìm dây buộc diều. Diều quê chế tác khá giản đơn: Đôi giấy rứt ra từ tập vở học sinh, gập, cắt để tạo thành hình vuông. Trên cái hình vuông ấy, dán hai que tre nhỏ, tròn, vót nhẵn. Một que dán thẳng theo đường chéo vuông giấy. Que kia nằm gác ngang, uốn hình cánh cung trên phần đường chéo còn lại (cũng có thể không uốn cung mà dán thẳng theo hình chữ thập. Nói thì đơn giản, nhưng ngày ấy tôi đã phải mất ngót nghét cả tuần - cộng thêm tập vở cũ tả tơi - trước khi có được cánh diều đầu tiên bay vút trời xanh. Và, cái cảm giác hạnh phúc đầu tiên kia - thôi thì… khỏi nói - nó cũng chẳng kém cạnh là bao khi đem so cùng sự kiện Archimedes khám phá ra định luật về vật nổi hay Newton tìm ra sức hút địa cầu!

Làm đuôi diều thì đơn giản thôi; chỉ cần xé giấy thành băng dài hẹp, dán nối cùng nhau. Một đầu đuôi đính vào thân, nơi góc hình vuông có que tre làm “xương sống” của thân. Ấy là cái đuôi chính, tạo “độ bình” cho diều bay. Một đuôi chính là đủ; nhưng lũ trẻ thường thích làm thêm 2 đuôi phụ dán 2 bên đầu “cánh cung” song song cùng đuôi chính. Đuôi phụ ngắn, nhỏ, khi bay sẽ vẫy la lả tạo cho con diều vẻ sống động tung tăng rất chi… con nít, dễ thương!

Ai sinh ra từ “gốc rạ” quê mà chưa một lần nếm cái thú thả diều thì quả có hơi đáng tiếc. Hãy tưởng tượng cảnh buổi chiều hè, gió nồm lên mát lộng, cánh diều rời khỏi tay ta mà từ từ bốc cao, hớn hở vẫy đuôi như muốn gửi lời chào tạm biệt. Còn những đứa trẻ quê cứ nhe răng, hếch mũi, cứ nghệch mặt, mụ người đi mà dõi, mà gửi theo cánh diều kỳ diệu đang chở lên trời hộ chúng bao nhiêu là khao khát, ước mơ.

Riêng tôi – hình như tôi đã bắt đầu biết làm thơ từ dạo nằm lăn vệ cỏ, nghệch mặt ngẩn ngơ dõi theo những cánh diều xa hút. Và, nhớ không lầm, bài thơ hay nhất của đời mình tôi đã kịp viết lên một cánh diều thơ bé gửi tận trời xanh…

Y NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TP. Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè, không để dịch bệnh bùng phát và hạn chế tối đa số ca mắc bệnh và tử vong, UBND TP. Huế chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2024, đặc biệt là sốt xuất huyết và các bệnh dự phòng bằng vắc xin.

TP Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Chủ động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ vào mùa hè

Để đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro đuối nước, tai nạn giao thông, hỏa hoạn, mắc, hóc dị vật…, nhiều phụ huynh đã chủ động trang bị các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn thương tích để bảo vệ con em mình.

Chủ động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ vào mùa hè
Ghi dấu chân tình nguyện trong mùa hè

Mỗi khi hè về, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế lại sục sôi phong trào tình nguyện hè. Từ những vùng bãi ngang ven biển đến vùng biên giới xa xôi, những nơi khó khăn, vất vả đã in đậm dấu chân và những giọt mồ hôi của lực lượng thanh niên tình nguyện (TNTN).

Ghi dấu chân tình nguyện trong mùa hè
“Mùa hè cho em” đến với học sinh vùng cao Nam Đông

Sáng 15/5, Quỹ Sen xanh, Chi đoàn Báo Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty CP May xuất khẩu Huế (Hudatex Hue) và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Chương trình “Mùa hè cho em” tại Trường tiểu học Thượng Lộ (huyện Nam Đông).

“Mùa hè cho em” đến với học sinh vùng cao Nam Đông
Các tổ chức nhân đạo cảnh báo về nắng nóng khi mùa hè đến gần

Theo Hãng Thông tấn The Straits Times ngày hôm nay (29/3), hai tổ chức nhân đạo hàng đầu thế giới vừa lên tiếng cảnh báo, nắng nóng khắc nghiệt là một trong những vấn đề gây nguy hiểm nhất do biến đổi khí hậu; mặc dù vậy, vấn đề này ít được quan tâm hơn so với các tác động dây chuyền khác, chẳng hạn như bão và lũ lụt.

Các tổ chức nhân đạo cảnh báo về nắng nóng khi mùa hè đến gần
Return to top