ClockThứ Sáu, 23/06/2023 05:52

Kết nối những tấm lòng thơm thảo

TTH - Đó có thể là kinh phí xây dựng một ngôi nhà tình nghĩa, một thùng mì ăn liền mùa mưa bão hay chỉ là lời thăm hỏi giản đơn, nhưng đã góp phần gắn kết và sẻ chia, lan tỏa các giá trị nhân văn trong cuộc sống.

Để những món quà thêm ý nghĩaNhững tấm lòng thơm thảo

leftcenterrightdel
Lãnh đạo Báo Thừa Thiên Huế và huyện Nam Đông cắt băng khánh thành công trình nhà bếp Trường mầm non Thượng Long 

Trở lại Thượng Long (huyện Nam Đông) vào những ngày nắng gắt, tôi khá bất ngờ khi hệ thống giao thông tại xã miền núi này khá hoàn thiện. Những con đường bê tông hun hút rợp bóng keo tràm, cao su khiến ánh nắng chói chang dịu hẳn. Bây giờ, đường dẫn vào Trường mầm non Thượng Long cũng đổi khác, to và rộng hơn.

Còn nhớ 3 năm trước, tại ngôi trường này, một công trình kết nghĩa được xây dựng trong sự hồ hởi của chính quyền địa phương và cả người dân, đặc biệt là cô trò Trường mầm non Thượng Long. Đó là công trình nhà bếp Trường mầm non Thượng Long - món quà đặc biệt của Báo Hànộimới, Báo Thừa Thiên Huế, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Công ty cổ phần đầu tư Lê Bảo Minh, Công ty TNHH AMWAY Việt Nam hỗ trợ xây dựng, cùng các trang thiết bị phục vụ nhà bếp.

Với diện tích 102m2, tổng kinh phí 800 triệu đồng, tháng 8/2020, công trình được khánh thành và đưa vào sử dụng. Nhắc lại sự kiện này, cô giáo Trần Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường mầm non Thượng Long xúc động: “So với vùng đồng bằng, trẻ miền núi còn nhiều khó khăn và công trình đã góp phần giúp các bé có một không gian để nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe, phát triển đồng đều cả về trí lực và thể lực”. Cuốn theo câu chuyện của cô Lan, tôi đặc biệt vui mừng khi các cháu đồng bào thiểu số lứa tuổi mầm non tại ngôi trường này đã được tiếp nhận kiến thức bằng tiếng Việt. Kỹ năng giao tiếp, diễn đạt bằng tiếng Việt được hình thành bên cạnh vốn từ ngữ tiếng mẹ đẻ…

Song hành với mặt trận thông tin, tuyên truyền, những năm qua, công tác xã hội luôn được lãnh đạo, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế quan tâm. Công trình nhà bếp Trường mầm non Thượng Long chỉ là một lát cắt nhỏ trong hành trình hợp tác giữa 3 báo Hànộimới, Thừa Thiên Huế, Sài Gòn Giải Phóng. Ba báo đã tổ chức kết nghĩa vào năm 2017. Trong các lĩnh vực hợp tác, việc phối hợp thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa và các chương trình xã hội, từ thiện được các báo quan tâm…

Nhớ những ngày đại dịch COVID-19 bùng phát, Báo Thừa Thiên Huế đã sớm đồng hành, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ thiết thực cho người dân vùng tâm dịch. Báo gửi thư ngỏ đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm vận động kinh phí, mua một số nhu yếu phẩm, thực phẩm cần thiết gửi ủng hộ những người dân đang gặp khó khăn ở thành phố Hồ Chí Minh do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Và chỉ một, hai ngày sau đó, những tấm lòng hảo tâm tiếp tục “gõ cửa”. Người thì hỗ trợ kinh phí, nhiều người khác, nhất là các chị ở vùng quê tất tả chở đến Báo Thừa Thiên Huế những bao tải với bầu bí, gạo, đậu phụng… Các hộ dân vùng biển thì kho cá, làm muối mè, muối ruốc và được đóng thành hàng trăm hộp cẩn thận. Gần 10 tấn nhu yếu phẩm được Báo Thừa Thiên Huế gói ghém, thông qua Hội Đồng hương Huế, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh chuyển đến tay người dân TP. Hồ Chí Minh.

Bà Lê Nhung, Phó Trưởng ban Công tác bạn đọc – Chương trình xã hội của Báo Sài Gòn Giải Phóng bảo, trong giai đoạn dịch COVID-19 càng thấy rõ hiệu quả của việc phối hợp, chia sẻ. “Những người làm Báo Sài Gòn Giải Phóng hết sức cảm kích sự quan tâm, chia sẻ của anh chị em Báo Thừa Thiên Huế. Những chuyến xe thực phẩm, rau củ tươi ngon thực sự là món quà quý, thấm đẫm nghĩa tình, được các anh chị vận động từ người dân Thừa Thiên Huế, vượt hơn ngàn cây số đến với chúng tôi, với người dân thành phố Hồ Chí Minh khiến rất nhiều người xúc động rơi nước mắt. Nhân dịp này, xin được gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến các anh chị, nhịp cầu nối tình cảm cho người dân Thừa Thiên Huế và người dân thành phố Hồ Chí Minh”, bà Nhung chia sẻ.

Nằm trên dải đất miền Trung đầy nắng gió, hàng năm, Thừa Thiên Huế hứng chịu nhiều đợt bão lũ. Hậu quả của thiên tai khiến đời sống người dân vùng rốn lũ khó càng thêm khó. Sẻ chia cùng cộng đồng, Báo Thừa Thiên Huế như là cầu nối mang nhiều tấm lòng của bạn đọc, doanh nghiệp, mạnh thường quân đến các địa phương vùng khó. Đặc biệt, từ nguồn tài trợ của Vingroup, hàng ngàn phần quà được báo kết nối, chuyển đến tận tay người dân.

Thảm họa Rào Trăng năm 2020 vẫn còn khắc sâu trong tâm trí nhiều người,… nhiều cán bộ đã hy sinh. Trước sự kiện đau lòng ấy, Báo Thừa Thiên Huế  kịp thời phối hợp với các Báo: Hà Tĩnh, Đắk Nông, Đắk Lắk, Thanh Hóa, Quảng Trị, Khánh Hòa, Bắc Giang, Kinh tế và Đô thị… kết nối hỗ trợ cho các gia đình bị ảnh hưởng nặng do lũ lụt, gia đình có người bị nạn tại Thủy điện Rào Trăng 3, trong đó có gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Bình, nguyên Chủ tịch UBND huyện Phong Điền. Riêng trong năm 2020, Báo Thừa Thiên Huế đã vận động được hơn 3 tỷ đồng cho các hoạt động xã hội, tập trung chủ yếu là hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lũ lụt.

Bây giờ, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ trên mặt trận thông tin, tuyên truyền, cán bộ, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế còn là những con người đầy nghĩa tình, thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện. Quỹ Sen Xanh Báo Thừa Thiên Huế vẫn hàng ngày kết nối các tấm lòng thơm thảo của bạn đọc đến các hoàn cảnh khó khăn. 

Bài, ảnh: LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối và sẻ chia

“Chúng tôi luôn cố gắng lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đoàn viên và người lao động". Bà Hồ Thị Đoan Trang, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Huế cho biết.

Kết nối và sẻ chia
Thúc đẩy hợp tác giữa TP.Hồ Chí Minh và 9 tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ

Ngày 3/10, Văn phòng UBND tỉnh cho biết, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự Hội nghị sơ kết thực hiện Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ giai đoạn 2023-2024.

Thúc đẩy hợp tác giữa TP Hồ Chí Minh và 9 tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ
Kết nối nguồn lực để đào tạo song ngành

Song ngành là xu hướng trong đào tạo đại học hiện nay. Để đào tạo song ngành thật sự hiệu quả, đòi hỏi các trường phải phối hợp, chia sẻ nguồn lực với nhau.

Kết nối nguồn lực để đào tạo song ngành
Return to top