ClockThứ Ba, 26/01/2021 14:00

Lo tết cho người lao động

TTH - Xác định người lao động (NLĐ) là cốt lõi của doanh nghiệp (DN), nên dù trong tình hình khó khăn chung, DN vẫn dành một phần ngân sách thưởng tết hoặc có những phần quà tết ý nghĩa, thiết thực cho NLĐ đón tết cổ truyền vui tươi, ấm áp.

Hỗ trợ 60 suất quà cho đoàn viên Nghiệp đoàn xích lô, xe thồ TP. HuếKhông để người lao động nào không có tếtTập trung chăm lo cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán

Tuy mức thưởng tết năm nay dự kiến thấp hơn năm trước, nhưng người lao động vẫn vui vẻ và cân đối chi tiêu, sắm tết hợp lý

Phiên chợ nghĩa tình

Như năm ngoái, trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu gần một tháng, Công ty CP Dệt may Huế tổ chức chương trình Tết sum vầy “Ngày hội công nhân- Phiên chợ nghĩa tình” để phục vụ cho tất cả cán bộ, NLĐ trong công ty và NLĐ bên ngoài đến giao lưu mua sắm tết. Phiên chợ có 12 gian hàng, được công ty hợp đồng với các đơn vị kinh doanh, nhà phân phối trên địa bàn để cung ứng nhiều sản phẩm gia dụng, thiết yếu. Từ áo quần, chăn ga gối mền cho đến thực phẩm như dầu ăn, nước mắm, đường... đồ dùng nội trợ... đều có mặt tại phiên chợ này.

Chị Nguyễn Thị Ân, công nhân lâu năm ở Công ty CP Dệt May Huế, chia sẻ: Vừa có tiền thưởng tết Tây (Tết Dương lịch), mình sắm mới 2 bộ ga, gối cho gia đình và mua thêm vài món để dự trữ ăn tết ta (Tết Nguyên đán). Giá ở đây rẻ hơn khoảng vài nghìn đến vài chục nghìn mỗi sản phẩm so với mua bên ngoài, giúp mình tiết kiệm được thêm một ít tiền và có động lực mua sắm mới cho gia đình vui tết”.

Một số công nhân mới vào làm tại công ty, như Mỹ Nhung, quê ở Thủy Thanh (TX. Hương Thủy) cũng phấn khởi khi có thể dùng số tiền thưởng tuy ít nhưng vẫn mua được vài món với giá ưu đãi để làm quà tết cho gia đình.

Ông Nguyễn Tiến Hậu, Giám đốc điều hành, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt may Huế cho biết, mặc dù rất khó khăn do dịch bệnh, bão lụt, nhưng lãnh đạo công ty đã chuẩn bị nhiều chương trình, hoạt động cho công nhân viên, lao động đón Tết Tân Sửu trọn vẹn, vui tươi. Trước hết, đó là tổ chức “Ngày hội công nhân- Phiên chợ nghĩa tình” hưởng ứng chương trình Tết sum vầy với 12 gian hàng bán giảm giá từ 20-50%. Qua phiên chợ này, NLĐ có thể mua được những mặt hàng phục vụ tết cổ truyền tiết kiệm được từ 10-50% giá trị.

Ngoài phiên chợ nghĩa tình, nhiều DN ở Khu công nghiệp Phú Bài, Phú Đa, Phong Điền cũng tổ chức “Chuyến xe nghĩa tình” ủng hộ đưa công nhân ở xa về quê ăn tết hay trước đó cũng tổ chức thăm tặng quà “Mái ấm công đoàn” cho nhiều trường hợp lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp NLĐ có được căn nhà mới khang trang để đón tết.

Để tất cả người lao động đều có tết

Ngoài những chương trình, hoạt động “Xuân gắn kết, Tết sẻ chia”, “Tết sum vầy”..., những ngày này, điều mà NLĐ quan tâm và trông đợi nhất là tiền thưởng Tết Nguyên đán.

Tuy đối mặt với khó khăn do đại dịch COVID-19, bão lũ xảy ra liên tục, nhưng để đảm bảo doanh thu và có thêm khoản dôi dư để chăm lo đời sống cho NLĐ, các DN tập trung đẩy mạnh các giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, cân đối ngân sách, tiền lương để đảm bảo có nguồn thưởng cho NLĐ chung vui đón tết cổ truyền.

Đơn cử như Công ty CP Dệt May Huế cũng dành 0,3 tháng tiền lương để thưởng Tết Dương lịch cho cán bộ công nhân viên, lao động, giúp họ chủ động các khoản chi tiêu sớm trước khi chờ nhận thưởng Tết Âm lịch. Về phần thưởng Tết Âm lịch cho CBCNV, NLĐ, công ty cũng chi ra hơn 30 tỷ đồng. Ngoài tiền thưởng tết, công ty còn chuẩn bị những gói quà tết truyền thống của công đoàn công ty với trị giá mỗi gói quà 300 nghìn đồng. Các công đoàn cơ sở thành viên, nhà máy còn chuẩn bị thêm 2 gói quà cho mỗi CBCNV, NLĐ với trị giá 500 nghìn đồng.

Ngoài tiền thưởng tết và quà tết, để động viên, chia sẻ với lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, nhiều DN cũng trích những phần quà tặng bằng hiện vật, tiền mặt, giúp lao động nghèo đón một cái tết ấm cúng, sung túc.

Ông Nguyễn Hữu Bình, Giám đốc Khách sạn Mondial Huế cho biết, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, doanh thu năm 2020 của khách sạn đạt chưa tới 1/3 kế hoạch, giảm 60-70% so với năm trước. Chắc chắn tỷ lệ thưởng tết cho cán bộ nhân viên, người lao động năm nay sẽ thấp hơn năm trước, song phía tập đoàn sẽ vận dụng các khoản để hỗ trợ thêm cho NLĐ vui tết.

DN dịch vụ vận tải được cho là đơn vị chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 cùng những DN khách sạn, lữ hành, du lịch dịch vụ. Tuy vậy, theo đại diện Công ty CP Phú Hoàng Thịnh- Taxi Vàng tại Huế, năm nay, đơn vị không có tiền thưởng tết cho anh em, nhưng để động viên, khích lệ tinh thần làm việc, sẻ chia khó khăn cùng đơn vị, công đoàn công ty có phần quà bằng hiện vật trị giá vài trăm nghìn đồng để anh em đón một cái tết an vui.

Thông tin về mức thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, ông Hồ Dần, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết, mặt bằng chung thưởng tết năm nay ở các loại hình DN thấp hơn năm trước. Nhóm công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có mức thưởng trung bình 4,5 triệu đồng/người, mức thưởng cao nhất 10 triệu đồng/người; nhóm công ty CP có vốn Nhà nước chi phối mức thưởng trung bình 6,6 triệu đồng, cao nhất 60 triệu đồng; nhóm DN dân doanh có mức thưởng trung bình 6,5 triệu đồng, cao nhất 395 triệu đồng; DN FDI (có vốn đầu tư nước ngoài) mức thưởng trung bình 4,7 triệu đồng, cao nhất 40 triệu đồng. Tuy vậy, đây cũng là sự nỗ lực, cố gắng của các DN khắc phục khó khăn, góp phần chăm lo đời sống cho người lao động tốt hơn.

“Ngành lao động tiếp tục phối hợp với các cơ quan ban ngành tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ về cơ chế, chính sách pháp luật liên quan và nhất là phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, các cơ quan, đoàn thể cùng DN đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, chăm lo đời sống người lao động, đảm bảo cho người lao động có một cái tết vui tươi, ấm cúng”, ông Hồ Dần khẳng định.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn triển khai nhiều hoạt động hướng về người lao động, trong đó có hoạt động đối thoại với chính quyền, chủ sử dụng lao động. Ông Phan Vân Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh chủ đề trên.

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân
Hướng về đoàn viên, người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân luôn là đợt cao điểm chăm lo cho công nhân lao động. Năm nay, với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", ngay từ thời điểm cuối tháng 4, nhiều hoạt động chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần đã được các cấp công đoàn đồng loạt thực hiện.

Hướng về đoàn viên, người lao động
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

Nhờ các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên nhiều người lao động (NLĐ) đã vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, góp phần ổn định thị trường lao động cũng như đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

TIN MỚI

Return to top