ClockThứ Tư, 10/10/2018 08:20

Mất vệ sinh

TTH - Nghe tin đầu phố mới mở quán bún bò rất ngon, giá cả hợp lý, tôi bèn tìm đến ăn một lần xem sao. Không biết ngon thế nào mà mới sáng sớm, quán đã chật khách.

Mặt bằng rộng, bàn ghế mới, chủ quán xởi lởi. Nồi nước dùng được đặt trên bếp than, bốc khói nghi ngút, trông thật nóng sốt.

- Cho hai tô chị ơi- Một khách ăn sốt ruột giục. 

- Đợi chút, có liền- Chủ quán luôn miệng, tiện tay bốc mấy viên than chêm vào lò. Rồi chị thản nhiên dùng tay trần bốc bún, bốc rau, thoăn thoắt  bỏ vào tô. Nhìn bàn tay với những chiếc móng dài vừa bốc than, lại bốc bún, tự nhiên tôi thấy tô bún bò cứ dờm dợm ở cổ.

- Ăn được không em? - Chủ quán đon đả.

- Cũng được. Nhưng sao chị không mang bao tay cho sạch?

- Vướng víu lắm em, mà có can chi mô - Chủ quán cười trừ, xem chừng bớt tươi khi được thắc mắc về cái việc tuân thủ vệ sinh trong kinh doanh ăn uống.

Lần khác, tạt vào quán phở được người quen giới thiệu. “Nhà em gốc Nam Định, đến nay đã ba đời làm nghề này”, ông chủ vui chuyện. Và có lẽ món phở  ấy ngon nên khách khá đông.

Trong lúc đến lượt, tôi dõi theo đôi tay của vị chủ quán. Đôi tay đúng là chuyên nghiệp: Thoăn thoắt thái thịt, tỉa rau, rắc tiêu, nhúng giá… Chỉ có điều, trong chuỗi công đoạn kia, chủ quán cứ thế tay trần. Vừa thái, bằm xong thịt, đôi tay được lau qua loa bằng chiếc tạp dề ngả màu cháo lòng rồi bốc bánh phở vào tô. Có ai gọi chai nước, cũng bàn tay trần ấy, mở nắp, thò vào bốc đá bỏ vào ly cho khách…Cứ thế, trước  tô phở bốc khói thơm lừng, khách hình như chẳng ai để ý đến đôi tay trần của chủ quán.

Không chỉ chị bán bún bò và anh bán phở, rất nhiều quán ăn sáng mà chúng tôi có dịp ghé qua, hầu như ai cũng để tay trần bốc bún, phở. Khi thắc mắc, có người còn đốp chát: Sợ thì đừng ăn. Có chết đâu mà lo.

Đúng là không thể chết ngay khi vấn đề vệ sinh không được tuân thủ nghiêm túc ở các quán ăn. Nhưng những bàn tay trần không sạch là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh truyền nhiễm liên quan đến vi rút, vi trùng, ký sinh trùng… và nguy hơn là ngộ độc thực phẩm.

Bởi sự quan trọng của đôi tay trong vệ sinh ăn uống nên từ ngày 20/10/2018, các quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm sẽ được áp dụng theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Nghị định đã tăng mức phạt (từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng) với người bán thức ăn đường phố không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, ăn ngay so với mức phạt từ 300.000 đồng - 500.000 đồng trước đây. Đồng thời xử phạt từ 1 - 3 triệu đồng đối với cửa hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay…

Hy vọng các quy định trên được triển khai nghiêm túc sẽ góp phần thay đổi, nâng cao  ý thức người kinh doanh và khách hàng trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính sự dễ dãi  của khách hàng góp phần làm cho các chủ quán xem thường việc đảm bảo vệ sinh khi kinh doanh.

Minh Quân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chỉ 1 ca dương tính với bệnh sởi

Chiều 16/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho hay, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 16 ca sốt phát ban nghi sởi tập trung ở 5/9 huyện, thị và thành phố. Trong đó, Phong Điền, Quảng Điền, Nam Đông mỗi huyện đều có 4 ca bệnh. Riêng 1 bệnh nhi ở Quảng Điền có kết quả dương tính với bệnh sởi.

Chỉ 1 ca dương tính với bệnh sởi
Bệnh Whitmore có nguy cơ tử vong cao

Bệnh Melioidosis/Whitmore nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng... Trước mùa mưa bão, các phụ huynh cần lưu ý việc giữ gìn môi trường cũng như vệ sinh cơ thể cho trẻ.

Bệnh Whitmore có nguy cơ tử vong cao

TIN MỚI

Return to top