ClockThứ Ba, 06/08/2024 18:04

Bệnh Whitmore có nguy cơ tử vong cao

TTH.VN - Bệnh Melioidosis/Whitmore nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng... Trước mùa mưa bão, các phụ huynh cần lưu ý việc giữ gìn môi trường cũng như vệ sinh cơ thể cho trẻ.

Ghi nhận một ca bệnh liên cầu lợnKiểm soát nhiễm khuẩn và điều tra dịch bệnh mở rộng tại bệnh việnTrái tim của người phụ nữ 65 tuổi giúp hồi sinh cuộc đời một bệnh nhân Ghi nhận thêm 5 ca nghi ho gà, trong đó 1 ca xác định dương tínhMột công nhân bị sốt rét sau khi trở về từ châu PhiTrao đổi kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tếHồi sức nhi sơ sinh tại phòng sinhTrao Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh cho hai bác sĩ Hoa KỳBệnh nhi viêm cơ tim tối cấp biến chứng sốc tim được cứu sống ngoạn mục

Sau khi xử lý áp xe bên dưới tai trái, các bác sĩ phát hiện bé D.H. bị bệnh Whitmore

 Phải điều trị kháng sinh đặc hiệu

Kiểm tra tình hình bệnh nhân trước khi quyết định cho xuất viện, BS.Thanh Hải, Khoa Tiêu hóa-Tiết niệu-Bệnh nhiệt đới (THTNBNĐ) Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế vừa khám vừa dỗ dành. Bà Lê Thị Sự, bà nội bé cho biết, cháu được nhập viện gần 10 ngày trước, nay sức khỏe đã ổn”.

Hai tuần trước, gia đình phát hiện bệnh nhi nói trên - bé Nguyễn L.D.H., 18 tháng tuổi (ở Hải Lăng, Quảng Trị) có khối nhọt  bên dưới tai trái sưng đỏ kèm theo sốt, vợ chồng chị Lê Thị Huyền đưa con vào khoa Tai Mũi Họng, BVTW Huế xử lý abces (áp xe). Sau khi xẻ, tiến hành làm kháng sinh đồ, kết quả phát hiện vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore). Bệnh nhi (BN) được chuyển về Trung tâm Nhi. Trẻ được điều trị với kháng sinh tĩnh mạch theo kháng sinh đồ trong 2 tuần.  Khi bệnh ổn, BN được cho ra viện điều trị ngoại trú với kháng sinh trong ít nhất 3 tháng, tái khám định kỳ.

Điều tra dịch tễ, phía gia đình BN khai báo nhà không gần ao hồ, sông suối, trẻ không tiếp cận với nguồn nước ô nhiễm hay chơi bùn đất nên khó xác định nguồn lây nhiễm từ đâu. Trước khi về nhà, các bác sĩ dặn dò phương pháp chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng cũng như giữ vệ sinh sạch sẽ bởi khi cơ thể suy giảm miễn dịch, bệnh dễ quay trở lại.

 Kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhi bị Melioidosis/Whitmore 

Khác với bé H., BN Trịnh N.Nh. 7 tháng tuổi ở Cam Lộ, Quảng Trị rơi vào tình trạng nặng hơn. Trẻ khởi bệnh trước nhập viện 5 ngày, sốt cao liên tục, đi cầu phân lỏng 6-7 lần/ngày kèm thở nhanh, khó thở. Nằm tại Bệnh viện Đông Hà (Quảng Trị ) 2 ngày với chẩn đoán viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, không đỡ sốt, thở nhanh, khó thở nên được chuyển tuyến. Tại BVTW Huế, N.Nh. được điều trị, cấy máu ra vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei nên được điều trị, chẩn đoán Abces phổi/nhiễm khuẩn huyết do Burkholderia Pseudomallei.

Các BS đã điều trị kháng sinh tích cực đường tĩnh mạch đồng thời phối hợp kháng sinh đường uống, trẻ hết sốt, đỡ khó thở giảm ho. Qua 2 tuần điều trị, ca bệnh đã cải thiện, do áp xe phổi nên phải tiếp tục sử dụng kháng sinh dài ngày theo phác đồ.

Ngày 6/8, thay con vào chăm cháu, bà Lê Thị Gái, bà ngoại của bé Nh. kể: “Lúc mới vào viện, bé nôn, ho nhiều kèm đờm dãi, có khi người tím tái, mắt trợn ngược. Những ngày nằm hồi sức tích cực, cả gia đình tôi không ngủ được, ba mẹ cháu cứ khóc mãi vì lo lắng. Hiện khu vực nhà cháu ở chưa được đấu nối nước máy nên dùng nước giếng khoan phục vụ sinh hoạt. Cháu cũng tắm rửa bằng nước giếng này”.

Phần lớn xuất hiện ở các vùng vệ sinh kém

ThS.BS Trần Thị Hạnh Chân, Phụ trách Khoa THTNBNĐ, Trung tâm Nhi, BVTW Huế cho biết: “Thời gian qua, Khoa đã tiếp nhận một số trường hợp bệnh Whitmore, biểu hiện hay gặp là áp xe tại mô mềm, điển hình là áp xe vùng mang tai, áp xe trên da, viêm loét da; trường hợp mới nhất vừa tiếp nhận là áp xe phổi. Bệnh điều trị kháng sinh khá dài ngày, thông thường điều trị kháng sinh tiêm từ 2-4 tuần; nếu đáp ứng, BN có thể uống thuốc điều trị ngoại trú ít nhất 3 tháng. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh tái phát phải điều trị vài tháng đến một năm”.

“Bệnh này lây chủ yếu qua tiếp xúc da hoặc thức ăn nước uống có chứa vi khuẩn. Phần lớn bệnh dễ xuất hiện ở các vùng kém vệ sinh hoặc trong giai đoạn bão lụt. Do đó, biện pháp duy nhất phải vệ giữ gìn môi trường sống đảm bảo, vệ sinh cơ thể sạch sẽ”, BS Hạnh Chân khuyến cáo.

Bệnh nhi bị áp xe phổi nặng do Melioidosis/ Whitmore, phải điều trị kháng sinh dài ngày

Tại BVTW Huế, từ năm 2014-2019, có khoảng 83 trường hợp được chẩn đoán Whitmore. 9 tháng đầu năm 2020, bệnh viện chỉ ghi nhận 11 BN nhưng từ tháng 10 đến giữa tháng 11/2020, đã có 28 BN dạng này. Nhiều BN nhập viện muộn xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng... khiến việc điều trị khó khăn, chi phí điều trị cao nhưng kết quả không khả quan. Năm 2023, BVTW Huế tiếp nhận khoảng 30 ca bệnh, trong đó có hai bệnh nhi; riêng BN Nguyễn Thị D.L. phải nằm hồi sức tích cực thở máy. 7 tháng đầu năm 2024, BV tiếp nhận và điều trị 17 ca bệnh, trong số này có 3 bệnh nhi.

Bệnh Whitmore có nhiều thể, nặng nhất là tình trạng nhiễm trùng máu (tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30-40%). Ở bệnh nhi thường bị viêm hạch do Whitmore và thời gian điều trị thể này khoảng 4-6 tuần.

Melioidosis/Whitmore là bệnh đặc hữu ở các vùng nhiệt đới. Tỷ lệ tử vong ở Melioidosis không được điều trị kháng sinh đặc hiệu có thể >50% và >90% nếu bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn. Ngay cả khi được dùng kháng sinh thích hợp, chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị, chăm sóc tích cực cũng có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong khoảng 40% ở nhiều vùng lưu hành dịch.

Con người nhiễm bệnh Whitmore khi tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm. Việc nâng cao năng lực giám sát, năng lực phòng xét nghiệm, cải thiện khả năng chẩn đoán, điều trị và tăng cường các chiến dịch y tế công cộng là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh lý này. Theo ThS.BSCKII Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc BVTW Huế, hiện nay, năng lực cấy vi khuẩn và phát hiện ca bệnh ở khoa Vi sinh các bệnh viện đã được nâng cao. Thời gian qua, BVTW Huế hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới khu vực miền Trung - Tây Nguyên nâng cao năng lực xét nghiệm vi khuẩn Burkhoderia Pseudomallei, nhờ đó, nhiều trường hợp được chẩn đoán bệnh ngay từ giai đoạn sớm, góp phần quan trọng giảm tỉ lệ biến chứng và tăng tỉ lệ điều trị thành công căn bệnh này.

Bài, ảnh: LINH TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

TIN MỚI

Return to top