ClockThứ Sáu, 19/04/2019 14:15
DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN:

Nên gắn với nhu cầu

TTH - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đã góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế cho các địa phương. Công tác này vẫn chưa bám sát với nhu cầu thực tế, gây lãng phí.

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động để chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập

Lao động học nghề may, một nghề dễ xin được việc làm hiện nay

Tuyển sinh vẫn khó

Giai đoạn 2016-2018, thị xã Hương Trà có 691 LĐNT được học nghề, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, như: nuôi xen ghép cá, tôm, cua và cánh đồng lúa an toàn; kỹ thuật trồng rau an toàn, rau hữu cơ; kỹ thuật chăn nuôi… Những lớp học này giúp lao động được chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, áp dụng có hiệu quả vào phát triển sản xuất. Tuy vậy, số lượng lao động được đào tạo nghề vẫn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu đào tạo nghề của thị xã, cơ cấu chưa phù hợp, chưa thực sự gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nông, lâm nghiệp và yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Công tác tuyển sinh khó khăn là thực tế không chỉ diễn ra ở Hương Trà mà còn ở nhiều địa phương khác. Ông Lê Hồng Thắng, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà cho hay, nguồn kinh phí dành cho đào tạo nghề còn thấp, công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên và hiệu quả nên tuyển sinh không đủ số lượng học viên/lớp để bố trí khóa đào tạo. Nhiều người đã đăng ký nhưng không theo học hoặc bỏ học giữa chừng nên không đạt chỉ tiêu đề ra.

Theo chia sẻ của đại diện Trường cao đẳng Nghề Thừa Thiên Huế, nhiều địa phương khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của lao động chưa kỹ, chưa sát với thực tế để lựa chọn nghề phù hợp với nhu cầu của học viên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có những lớp dạy nghề đến giữa kỳ có đến 50% học viên nghỉ học, có lớp phải hủy do không đảm bảo số lượng hoặc phải thay đổi ngành nghề đào tạo nhiều lần.

Đa số người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề, một số người vẫn có tư tưởng đi học để hưởng chính sách hỗ trợ nên học đối phó, không hiệu quả. Ông Hoàng Trọng Cảm, một nông dân ở Hương Thủy tiết lộ: “Tranh thủ lúc nông nhàn nên tui đăng ký học lớp chăn nuôi, phần vì được hỗ trợ, phần vì nghĩ… không bổ bề dọc cũng bổ bề ngang. Nhưng được vài bữa nhà có việc bận nên tui nghỉ”. Đây cũng là lý do khiến nhiều địa phương hầu như chỉ mở được các lớp dạy nghề được ngân sách cấp kinh phí, còn những lớp xã hội hóa rất hạn chế.

Gắn với giải quyết việc làm

Từ thực tế đào tạo nghề cho LĐNT ở địa phương, ông Ngô Quang Thảo, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Hương Xuân, Hương Trà cho rằng, vẫn chưa có cơ chế tích cực phối hợp giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp (DN) sử dụng lao động có tay nghề. Ở Hương Xuân, đa số lao động học xong phải tự tìm việc làm ở nơi khác, trong khi đó, nếu DN liên kết với cơ sở đào tạo thì học viên được thực hành tại DN trong quá trình đào tạo và được nhận vào làm việc sau khi tốt nghiệp. “Nhu cầu của người lao động là việc làm. Giải quyết đầu ra cho LĐ có tay nghề với mức lương tương xứng là giải pháp tốt nhất để thu hút LĐNT tham gia học nghề”, ông Thảo trăn trở.

Vấn đề đáng quan tâm khác là trang thiết bị dạy nghề cho LĐNT còn thiếu và yếu. Thời gian đào tạo nghề phi nông nghiệp ngắn nên tay nghề chưa thành thạo, chưa đáp ứng yêu cầu tay nghề cao. Chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy các nghề phi nông nghiệp còn hạn chế. Với nghề nông nghiệp, nhiều giáo viên dù có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng tay nghề và kinh nghiệm nên có những lớp phải thuê chuyên gia…

Để công tác đào tạo nghề cho LĐNT thực sự hiệu quả, việc đổi mới và tăng cường điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của LĐNT gắn với nhu cầu sử dụng lao động của DN, bổ sung danh mục nghề đào tạo theo nhu cầu thực tế của lao động ở từng xã, phường là việc cần làm. Từ đó, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp, tổ chức dạy nghề đúng đối tượng. Chỉ khi đào tạo cái xã hội cần mới tránh được tình trạng đào tạo “cho có”, tránh lãng phí.

Ông Hồ Dần, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH lưu ý, các địa phương cần chú ý tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp rộng rãi trong cộng đồng để thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề; thường xuyên khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của LĐNT. Các cơ sở dạy nghề phối hợp chặt chẽ với các DN có đào tạo nghề trên địa bàn nâng cao chất lượng đào tạo...

Bản thân NLĐ, nhất là lao động trẻ ở nông thôn cần có ý thức về học nghề và lập nghiệp, nỗ lực trong quá trình học nghề, có tác phong lao động công nghiệp… để lựa chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao

Làm việc trên cao luôn là một công việc nguy hiểm và đòi hỏi sự tập trung, kỹ năng và trang bị an toàn tuyệt đối. Hình ảnh những công nhân xây dựng, thợ sơn, hay nhân viên bảo trì mất thăng bằng, ngã từ độ cao có thể khiến nhiều người rùng mình. Những vụ tai nạn lao động đáng tiếc này không chỉ gây ra thiệt hại nặng nề cho nạn nhân và gia đình, mà còn gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, với một thiết bị bảo hộ lao động quan trọng như dây đai an toàn, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro tai nạn đáng tiếc.

Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao
Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động

Chủ động kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa sai phạm và nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại các công đoàn cơ sở (CĐCS) đã và đang được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền chú trọng.

Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động
Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế:
Hấp dẫn giải cầu lông để rèn luyện sức khỏe

Tối 8/11, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức giải cầu lông viên chức, người lao động - năm 2024 và hội thi tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy, tội phạm và tệ nạn xã hội.

Hấp dẫn giải cầu lông để rèn luyện sức khỏe
Return to top