ClockThứ Ba, 29/01/2019 19:44

Ngã ba, ngã tư ngập rác sau lễ tiễn ông Táo

TTH.VN - Không chỉ các “sản phẩm” từ lễ tiễn ông Táo, một số gia đình còn đưa những đồ thờ cúng không sử dụng nữa như tượng Phật, am, miếu... ra vứt ở các điểm nói trên tạo nên những hình ảnh phản cảm...

Rác thải tại ngã ba đường Ấu Triệu (Ảnh chụp sáng 23 tháng Chạp năm Mậu Tuất )

Không chỉ các “sản phẩm” từ lễ tiễn ông Táo, một số gia đình còn đưa những đồ thờ cúng không sử dụng nữa như tượng Phật, am, miếu... ra vứt ở các điểm nói trên tạo nên những hình ảnh phản cảm, thiếu tôn nghiêm.

Tiễn đưa ông Táo về trời là tập tục lâu đời của người dân Việt Nam. Mỗi địa phương có một cách cúng riêng. Đối với người Huế, hầu hết vào khuya 22 tháng Chạp, các gia đình đều thay tượng Táo và hoa giấy; kèm theo đó, tùy lòng hảo tâm của chủ nhà để đốt thêm từ 1 đến 3 bộ đồ giấy cùng các loại giấy tiền vàng bạc cho các Táo.

Tuy nhiên, bên cạnh nét văn hóa này là vấn nạn ô nhiễm môi trường, ngoài việc đốt vàng mã trong ngày này, số lượng hoa giả được làm bằng các vật liệu khó tiêu hủy như ni lông, que sắt, giấy kẽm... và tượng Táo đặt ngập các ngã ba ngã tư tạo nên những bãi rác mới, gây mất mỹ quan đô thị.

Nói về vấn đề này, ông Trần Hữu Ân, Phó Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Huế cho rằng: “Phong tục thì chắc chắn phải giữ, nhưng nên làm tượng trưng, nhất là việc đưa các vật dụng thờ cúng vứt ra đường không chỉ người đi đường thấy khó chịu mà công nhân dọn rác vất vả và e ngại khi phải thu gom những loại rác đó cùng rác thải sinh hoạt khác”.

Hàng năm, Công ty Môi trường và Đô thị Huế đều lên kế hoạch tăng cường thêm ca dọn rác vào các ngày sau đó. Ông Trần Hữu Ân, Phó Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Huế cho biết: “Rác thải sau ngày 23 tháng Chạp được xem như rác thải xây dựng để đưa vào kế hoạch thu gom phù hợp”.

 Hương Lan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tháng Chạp

Cuối Chạp. Cơn lạnh nhẹ nhàng len vào lòng một chút khoan khoái. Những ngày giáp tết, người về thăm quê, từng khuôn mặt thoáng lên niềm lo âu lẫn hân hoan. Dưới làn mưa bụi lay lắt trong gió từ sông Hương, không làm cho mọi người nản lòng, trái lại họ vẫn đến với phiên chợ như thông lệ hằng năm, từ đầu đường phố Trần Hưng Đạo chạy dài lên tận Bến Me.

Tháng Chạp
"Trạm cá chép siêu tốc" tiễn ông Táo

Từ một vài phường xã triển khai, đến nay, mô hình Trạm tiễn ông táo tập trung được nhiều đơn vị nhân rộng ở TP. Huế. Ngoài bảo vệ môi trường, cách làm sáng tạo này còn góp phần nâng cao ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp.

Trạm cá chép siêu tốc tiễn ông Táo
Sớm lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư qua xã Phong An

Rất nhiều người dân quan tâm phản ánh, lãnh đạo huyện Phong Điền vừa đề nghị ban, ngành chức năng sớm lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư trên QL1A qua xã Phong An (Phong Điền). Đây là khu vực dễ xung đột giao thông trên QL1A với các đường mới vào các khu dân cư của xã Phong An, Phong Hiền tại Km806+250 đến Km806+450.

Sớm lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư qua xã Phong An
Làm dâu tháng Chạp

“Nó có thể cắt lá đổ chuồng bò, mót khoai, nhặt củi khô, nấu cám heo các thứ.

Làm dâu tháng Chạp
Bà tôi & tết xưa

Mỗi năm cứ vào cữ 20 tết trước ngày đưa ông Táo về trời, là lúc lũ trẻ con chúng tôi dưới phố được gửi lên vườn nhà từ đường họ, tọa lạc ở dốc đồi Hà Khê gần chùa Thiên Mụ, thăm bà nội và giúp bà thay ba mạ bận công việc chưa lên sớm được, chuẩn bị ngày tết.

Bà tôi  tết xưa
Return to top