ClockThứ Ba, 01/08/2023 10:26

Nghề “chữa bệnh” cho giày, dép cũ

TTH - Lặng lẽ bên một góc nhỏ giữa phố thị đông đúc, chỉ với vài ba vật dụng đơn giản, hàng ngày những người làm nghề sửa giày, dép vẫn cần mẫn xỏ từng đường kim, mũi chỉ để biến những đôi giày, dép tưởng chừng như bỏ đi trở nên lành lặn, chắc chắn.

Đôi giày 5.000 đồng của mẹ

leftcenterrightdel
Thợ sửa giày, dép ở góc đường Trương Định 

Tôi không phải người Huế nên cũng chưa rành về địa hình lắm. Hỏi thăm, thì được bạn bè giới thiệu mang đôi giày đã bị “há miệng” qua đường Trương Định, TP. Huế sửa lại. Vứt đi thì tiếc vì nó cũng đang còn chưa tệ quá. Tìm đến nơi, hình ảnh đập vào mắt tôi là những người đàn ông cần cù bên những đôi giày đã rách hay sờn bạc.

Thấy một bác đang rảnh khách, loay hoay soạn lại đồ nghề, tôi ghé vào. Trò chuyện thì bác giới thiệu mình tên H., (61 tuổi) ở phường Hương Sơ, TP. Huế. Hồi nhỏ gia đình bác nghèo khó không có điều kiện đi học, ba mẹ thì mất sớm. Một lần, đến nhà người quen chơi, thấy có ông bác ngồi sửa giày, dép nên bác tò mò làm thử. Được ông bác phán: “Mày có năng khiếu về kim chỉ khâu vá đấy”, thế là bác quyết định theo học nghề này. Sau vài năm theo học với tính tỉ mỉ, cẩn thận và có chút khiếu, bác được ra nghề sớm.

Nói giàu bằng công việc này thì khó, nhưng theo bác H., chẳng bao giờ lo không có việc để làm. Khi nào con người còn đi giày, dép, thì không lo thất nghiệp. Nhờ công việc này bác H. có thu nhập ổn nuôi ba người con học xong đại học đến nơi đến chốn.

Câu chuyện giữa bác H. với tôi đang rôm rả thì phía sau có cô gái bước đến nhờ sửa chiếc quai đôi guốc. Ở cái tuổi này rồi mà tay bác vẫn dẻo dai lắm, đôi mắt vẫn tinh tường. Cẩn thận gài từng chiếc đinh rồi dùng búa đóng nhẹ nhàng để chiếc quai dính chặt vào thân guốc, bác cẩn thận dùng kéo cắt từng đoạn quai guốc thừa bỏ đi. Xong xuôi, bác đưa guốc mình vừa đóng cho cô gái đi thử lại xem đã vừa ý chưa. Với bác, mỗi lần sửa xong một đôi giày, thấy khách đi vào vừa ý, bác vui cả ngày. Còn chưa hài lòng, bác chỉnh lại cho bằng được. Có khi, bác tháo bung cả đôi giày, mày mò cả buổi để khâu lại chỉ vì lệch một đường chỉ...

Công việc tưởng chừng như nhàm chán ấy lại chính là niềm vui của bác H. suốt mấy chục năm qua. Bác kể: “Ngày nào không ra đây loay hoay, nhìn ngắm và “chữa bệnh” cho những đôi giày cũ là tui thấy có gì đó khó chịu lắm. Bây giờ lỡ ốm đau nghỉ một vài hôm, tôi lại nhớ khách, nhớ chỗ ngồi thân quen và mùi keo dán đã gắn bó hơn nửa đời người”.

Cách cửa hàng của bác H. không xa có hàng sửa giày, dép của ông L., một trong những người thợ bám trụ với nghề này bao năm nay ở đây. Ông L. tâm sự: Nghề sửa giày, dép như là một “bộ môn” nghệ thuật. Công việc này nhìn tưởng là đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận. Tâm trạng phải vui vẻ, thoải mái mới làm được, còn không... sửa xong mình còn không muốn nhìn, nói gì đến khách.

Cũng theo ông L., công việc này mang lại thu nhập không cao, nhưng ổn định, qua năm tháng cái nghề nó ngấm vào máu khó bỏ. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể làm được, nó đòi hỏi sự dẻo dai và sức mạnh bàn tay của người đàn ông. Phải tận mắt chứng kiến các công đoạn mới thấy sự khéo léo, kỳ công của người thợ “chữa bệnh” này.

Hằng ngày tiếp xúc với các khách hàng, nhất là những khách du lịch, chúng tôi xác định, mỗi người dân Huế đều là một đại sứ du lịch của Cố đô, cách ứng xử giao tiếp với khách cũng phải phù hợp với một thành phố du lịch”, ông L. nói.

Ở đây chẳng cần biển quảng cáo này nọ, chỉ với vài chiếc ghế nhựa, dụng cụ đơn giản… bên một góc nhỏ cũng trở thành nơi sửa giày, dép phục vụ cho mọi người. Từ những người làm công nhân, hay ông này, bà nọ đến những anh xe ôm hay bất cứ ai đều có thể ghé vào để sửa giày.

Những người thợ sửa giày, dép đầy “tâm huyết” với nghề như bác H., ông L. đều cố gắng sửa những đôi giày cũ tưởng chừng như không sử dụng được thành những đôi giày lành lặn, mới hơn. Chính vì lẽ đó, dù ở xa nhưng nhiều khách vẫn lặn lội tới đường Trương Định, TP. Huế để sửa giày, dép.

Giữa nhịp sống ồn ào nơi phố thị, chúng ta sẽ không thể quên hình ảnh nơi góc phố nhỏ, những người thợ vẫn ngồi đấy, cặm cụi “hồi sinh” cho những chiếc giày, dép cũ.

Bài, ảnh: NGỌC AN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

Theo tin từ Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Michael Regan vừa công bố 8 tổ chức sẽ giám sát việc đầu tư 20 tỷ USD để tài trợ cho hàng chục nghìn dự án năng lượng sạch và giao thông vận tải tại các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp
Những nông dân thu nhập tiền tỷ

Thông qua phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều điển hình nông dân thu nhập tiền tỷ.

Những nông dân thu nhập tiền tỷ
UNCTAD kêu gọi hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các nước thu nhập trung bình

Phát biểu tại hội nghị cấp cao vừa được tổ chức ở Maroc, Phó Tổng thư ký Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) Pedro Manuel Moreno cho biết, các nước thu nhập trung bình đang phải vật lộn với những thách thức nghiêm trọng và thiếu sự hỗ trợ cần thiết, đặc biệt là trong việc tiếp cận tài chính.

UNCTAD kêu gọi hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các nước thu nhập trung bình
Thu nhập khá từ vườn ao chuồng

Không ngại khó, ngại khổ, bằng đôi tay của mình, chị Trương Thị Bé (sinh năm 1973) hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đã quyết tâm vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên đất quê hương. Sau một thời gian gầy dựng, đến nay, mô hình vườn, ao, chuồng (VAC) của chị Bé đã cho thu “quả ngọt”, với thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Chị cũng là điển hình hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi tại địa phương.

Thu nhập khá từ vườn ao chuồng

TIN MỚI

Return to top