ClockThứ Năm, 25/03/2021 14:15

Nghề “hot” dễ có việc làm

TTH - Xây dựng chương trình, ngành nghề mới, nghề “hot” phù hợp với yêu cầu thực tế của người dân và sự phát triển kinh tế của địa phương đang được Trung tâm Giáo dục thường xuyên-Giáo dục nghề nghiệp (GDTX-GDNN) Phú Vang tích cực đẩy mạnh, giúp lao động nhàn rỗi có được việc làm, thu nhập ổn định.

Đào tạo nghề để dịch chuyển lao động nông thônGỡ khó cho đào tạo nghề, giáo dục thường xuyên và dạy nghề phổ thôngNâng chuẩn trường nghề

Nghệ thuật làm đẹp đang là nghề mới và hợp thời được nhiều chị em phụ nữ theo học

Ngoài tổ chức các lớp nghề về kỹ thuật nông nghiệp, thời gian gần đây, Trung tâm GDTX-GDNN huyện Phú Vang mở dạy một số lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp, vừa đa dạng ngành nghề nông thôn vừa phù hợp nhu cầu việc làm của xã hội.

Trung tâm GDTX-GDNN đã tổ chức các lớp nghệ thuật trang điểm cho chị em phụ nữ ở xã Phú Gia, thị trấn Thuận An. Chị Lan, ở thị trấn Thuận An cho biết, trước khi chưa tham gia lớp học nghệ thuật trang điểm, chị chỉ đơn thuần cắt móng tay chân, gội đầu để kiếm đôi ba đồng qua ngày. Từ khi được học nghề trang điểm, khách hàng đến làm tại quán nhiều hơn và chị đi trang điểm lưu động cho những chị em dự tiệc cưới, hỏi, sinh nhật... với thu nhập khá hơn.

Khoảng vài năm gần đây, nghề kỹ thuật chế biến món ăn rất thịnh hành và được nhiều lao động nữ, nam quan tâm đăng ký học nghề. Rất nhiều người ở các xã Phú Hải, Vinh An, Vinh Thanh, Phú Mỹ, Phú An, thị trấn Thuận An... sau khi tốt nghiệp khóa học nghề chế biến món ăn và an toàn vệ sinh thực phẩm đều đã có được việc làm tại các nhà hàng hoặc tự mở kinh doanh hàng ăn. Một số khác cùng nhau lập nhóm chuyên nhận nấu ăn phục vụ các tiệc cưới, hỏi hoặc các buổi tiệc của gia đình, cơ quan, đơn vị...

Chị Sinh, ở Vinh Mỹ sau khi học lớp nghề, kỹ thuật chế biến món ăn lên tay hơn. Được nhận đứng bếp chính cho một nhà hàng ở vùng ven TP. Huế, thu nhập mỗi tháng của chị ổn định trên 6 triệu đồng.

Ông Phạm Đình Thưởng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm GDTX-GDNN huyện Phú Vang cho rằng, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung, nhất là các nghề phi nông nghiệp đã đáp ứng các tiêu chí phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, cái khó hiện nay của trung tâm là còn thiếu giáo viên giảng dạy cũng như trang thiết bị dạy nghề. Ngoài giáo viên cơ hữu hiện có, trung tâm đang tìm kiếm giáo viên hợp đồng để đáp ứng nhu cầu mở các lớp học nghề tại chỗ như nghề kỹ thuật trang điểm, chế biến món ăn, may công nghiệp...

Ông Thưởng cho biết, năm qua, từ kinh phí được phân bổ từ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Chi cục Phát triển Nông thôn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm đã tuyển sinh, tổ chức cho 142 học viên/6 lớp đào tạo nghề: kỹ thuật chế biến món ăn, nghệ thuật trang điểm, may công nghiệp...

Thực hiện đề án: “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế” của Thủ tướng Chính phủ, trung tâm tổ chức đào tạo 15 lớp nghề cho 449 học viên tại 14 xã bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển với các nghề: nuôi cá nước lợ, kỹ thuật chế biến món ăn, sửa chữa máy nổ, may công nghiệp, nghệ thuật trang điểm...

Với mục tiêu đào tạo nghề phải gắn với sử dụng lao động và tạo việc làm mới, trung tâm đào tạo tại chỗ, lưu động nhiều lớp nghề với hàng trăm học viên tham gia. Sau khi hoàn thành khóa học, trung tâm giới thiệu học viên đến thử tay nghề, xin làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, nhà hàng trong và ngoài tỉnh.

Ngoài ra, trung tâm còn liên kết với Trường cao đẳng Giao thông Thừa Thiên Huế mở lớp dạy lái xe ô tô cho học viên các xã, thị trấn; phối hợp với Trường cao đẳng Âu Lạc đào tạo nghề kỹ thuật chế biến món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm, dược sĩ, y sĩ (hệ trung cấp) cho học viên trung học phổ thông. Liên kết với các doanh nghiệp, nhà máy tại thị trấn Phú Đa để đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp...

Bài, ảnh: SONG MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

Sau thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự phục vụ Tổ quốc, bộ đội xuất ngũ được cấp thẻ học nghề, có thể chọn học một trong 140 danh mục ngành nghề đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ
Khai giảng các khóa đào tạo nghề

Chiều 19/11, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức lễ khai giảng các khóa đào tạo nghề, đánh giá kết quả hoạt động nghề năm 2024, triển khai kế hoạch đào tạo nghề năm 2025 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Khai giảng các khóa đào tạo nghề
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội

Tuyển công nhân đóng gói tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý của người lao động, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bối cảnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần bổ sung hàng ngàn lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu thị trường. Dưới đây là thông tin chi tiết về cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại thủ đô

Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội
Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động

Ngày 15/11, Trường đại học Phú Xuân, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sự kiện “PXUni Job Festival 2024” với sự tham gia của gần 20 doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến hơn 500 cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên và người lao động.

Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Hiểu rõ script là gì
Return to top