ClockThứ Năm, 20/04/2023 15:44

Nghiên cứu khoa học trở thành niềm đam mê

Kết nối đưa công nghệ vào sản xuất nông nghiệpHợp tác về đào tạo, nghiên cứu, phát triển nhân lực công nghệ và AITrao bằng cho hơn 200 tân tiến sĩ, thạc sĩ

leftcenterrightdel
Nhật Khánh - Nam Anh (bên trái) tham dự cuộc thi cấp tỉnh 

Qua quan sát, Nguyễn Nhật Khánh – Trương Nam Anh, học sinh lớp 11/1 Trường THPT Thuận Hóa nhận ra có những con người không may mắn khi bị khuyết tật (bẩm sinh) hoặc do tai nạn mà giảm thiểu khả năng đi lại. Điều đó thôi thúc 2 bạn trẻ chọn đề tài “Chân trợ lực điều khiển bằng giọng nói và sóng não hỗ trợ đi lại dành cho người khuyết tật và tập phục hồi chức năng” để tham gia cuộc thi Khoa học – Kỹ thuật cho học sinh trung học 2023.

Ba tháng miệt mài nghiên cứu và tìm tòi sáng chế, dưới sự hướng dẫn của ThS. Dương Đức Giáp, sản phẩm của Nhật Khánh và Nam Anh hoàn thành. Đây là một thiết bị đa chức năng, bao gồm: hỗ trợ chân bệnh nhân đi lại dễ dàng, hỗ trợ tập phục hồi chức năng chân, điều khiển thiết bị bằng tay, giọng nói, sóng não.

Nhật Khánh và Nam Anh đã nghiên cứu một cách hăng say và nghiêm túc nhất, bắt đầu bằng việc quan sát thực tế các bệnh nhân khuyết tật về chân trên địa bàn sinh sống; kiếm thông tin trên sách vở, báo đài, internet; mạnh dạn liên hệ với bệnh viện chấn thương chỉnh hình và trung tâm phục hồi chức năng của tỉnh để tìm hiểu. Sau khi hoàn tất “đứa con” của mình, hai em xin đến bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh để thực nghiệm.

Khi biết đề tài của Nhật Khánh và Nam Anh, thầy giáo hướng dẫn Dương Đức Giáp không khỏi xúc động, chia sẻ: “Đề tài của các em chính là để giúp đỡ những người không may bị khuyết tật về chân. Vì ý nghĩa đó, mình càng thêm cố gắng hướng dẫn, giúp đỡ các em”.

 Quá trình làm việc, Khánh và Nam Anh đã gặp không ít khó khăn. Hai “nhà khoa học nhí” phải cân bằng giữa việc nghiên cứu và việc học. “Rất may khi chúng em luôn được BGH nhà trường và các thầy cô hỗ trợ. Bên cạnh đó cũng có sự cổ vũ chân thành từ bạn bè, gia đình, nhờ thế em và Nam Anh mới có thể hoàn thành đề tài này”, Nhật Khánh chia sẻ.

Thầy Giáp cho biết: “Đây là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao, có thể sử dụng ở bệnh viện, các trung tâm phục hồi chức năng và tại nhà, phần nào giảm áp lực làm việc cho đội ngũ y bác sĩ”. Sau 3 tháng, sản phẩm của hai em mặc dù đang là sản phẩm dự thi nhưng đã được nhiều cá nhân, công ty công nghệ liên hệ để thương mại.

Trở thành một trong năm đại diện của Huế tham dự kỳ thi Quốc gia không chỉ là niềm vinh hạnh riêng của hai bạn trẻ mà còn là niềm tự hào của Trường THPT Thuận Hóa. Kết quả là đề tài của các em vinh dự đạt giải ba trong lĩnh vực hệ thống nhúng. Thành công này là một động lực lớn để các em tiếp tục theo học ngành cơ khí và công nghệ thông tin, tiếp tục theo đuổi nghiên cứu khoa học, bởi như Nhật Khánh nói: “Nghiên cứu khoa học đã trở thành niềm đam mê của chúng em rồi”.

Bài, ảnh: PHẠM PHƯỚC CHÂU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Kết nối, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Đó là nội dung của hội nghị do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở KH&CN tổ chức, giới thiệu và chuyển giao đến các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vào chiều 9/12.

Kết nối, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Tường thuật xổ số miền bắc siêu nhanh
Return to top