ClockThứ Ba, 23/06/2020 15:24

Người giữ ấm…

TTH - Tôi vẫn thấy ở chị sự nhanh nhẹn, nhưng gương mặt và phong thái rất thoải mái. Có lẽ sau gần năm nghỉ hưu, không bị áp lực công việc với những sự vụ hàng ngày nữa nên trông chị rất nhẹ nhõm. Da dẻ hồng hào và đặc biệt là mái tóc, vẫn óng ả và suôn dày khi chị thả xuống để chải.

Có cả nụ cườiChuyện tình yêu!

Tối đó, chị gói ghém đồ đạc xuống khách sạn chỗ chúng tôi nghỉ lại để hàn huyên. Dù quỹ thời gian ở đó rất ít ỏi nhưng chị em cũng chia sẻ với nhau bao điều. Điều mà tôi cảm nhận, là chị đã quen với nhịp sống mới, và hạnh phúc với những điều đang có.

Chị bảo, cuối tháng này, chị đã thu xếp cho cả đại gia đình đi nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu. Đại gia đình mà chị nói, bao gồm những người thân thiết bên nội, bên ngoại. Hỏi sao có thể dung hòa cả nội, cả ngoại một cách nhịp nhàng đến thế, chị bảo, chỉ thương thật thôi, là có thể làm được mọi việc. Chị kể, từ lâu rồi, chị đã thành “nội tướng” của hai bên gia đình. Chuyện gì cũng đến tay và dù không phải là dâu cả, nhưng hễ có chuyện gì, mọi người đều hỏi ý kiến chị, thậm chí nhờ chị đứng ra lo giúp. Ai có vấn đề gia đình, cũng cậy chị giúp đỡ, kết nối và hàn gắn và điều đầu tiên mà chị làm, là ngồi lại, lắng nghe rồi cùng tìm cách giải quyết sao cho thuận nhất…

“Chuyến đi sắp tới, cũng là một cách để mọi người xích lại gần nhau hơn – chị bảo – như cô em út của chị, 50 tuổi rồi nhưng chưa được đi máy bay lần nào nhưng cơ bản nhất, đây là cách để chị tạo cớ cho vợ chồng em nó xích lại, thông cảm với nhau hơn sau rất nhiều chuyện cơm không lành, canh không ngọt gần đây. Bên chồng thì có khó hơn vì trình độ khác nhau, có người đánh vần còn không sõi, lại dễ mếch lòng, tự ái nữa… nhưng chị đã có cách. Ai không có nguồn đóng góp vào quỹ chung cho chuyến sắp tới thì anh chị hỗ trợ tiền vé bay. Vợ chồng chị cũng tiết kiệm được một chút từ nguồn hoa trái, rau cỏ từ khu vườn vừa sang nhượng và gầy dựng nên không đến nỗi chay vay quá. Vả lại, những cuộc gặp mặt hai bên con cháu gia đình từ lâu đã được có, nên mọi người cũng gần gũi và coi nhau như người nhà cả. Có lẽ, đó mới là thành công của chị, bên cạnh công việc và trọng trách mà chị được giao trước khi nghỉ hưu…”.

Chị kể, con dâu mới là người thành phố chính hiệu, sợ về nhà mới, vừa đông, vừa có hai, ba thế hệ ở cùng, chị đã thu xếp mọi chuyện, làm “công tác tư tưởng” cho mọi người để dâu mình không cảm thấy áp lực hay khó xử. Dù việc trước nay vẫn làm thường ngày, nhưng chị cũng đã dành mua một máy rửa bát seconhand để việc hậu lễ lạt cũng nhẹ nhàng lại…

Những điều chị nói nghe thật nhẹ, nhưng tôi biết, để làm được điều đó, chị đã luôn vì mọi người mà chọn cách ứng xử. Đó càng là điều không dễ khi bên chồng ở vùng cao, quanh năm bám núi, bám vườn. Biết chị luôn vì chồng, vì con mà giữ hòa khi trong gia đình ngay cả khi trong lòng có điều ấm ức. Biết các con của chị ngoan và biết học mẹ để ứng xử, giữ ấm gia đình và thương yêu mọi người.

Nguyễn An Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Return to top