ClockChủ Nhật, 03/11/2024 06:05

Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”

TTH - Tại giải thưởng Kiến trúc Xanh sinh viên năm 2024 – SGA 2024, Khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế vinh dự có 2/19 đồ án được trao giải. Đồ án tốt nghiệp “OTT – Trường học ‘không tường’ – Không gian trải nghiệm hành trình xanh” của sinh viên Nguyễn Hoàng Nhật Quyên (sinh năm 2001) nhận được nhiều sự khen ngợi từ ban giám khảo và giành giải Nhì toàn quốc.

Chuyện ít biết về đồ án đạt hai giải thưởng kiến trúc

 Nguyễn Hoàng Nhật Quyên (bìa phải) tác giả của ý tưởng Trường học “không tường”

Năng nổ, nhiệt tình trong hoạt động tình nguyện cũng như công tác đoàn, Quyên vừa là một Phó Bí thư mẫu mực của lớp, vừa là Phó Bí thư Liên chi đoàn của Khoa, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên, Ủy viên BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường và đảm nhiệm các chức vụ trong Đại học Huế, như: Thành viên Hội đồng Đại học Huế, Ủy viên BCH Đoàn Đại học Huế. Trong suốt 5 năm học, Quyên luôn nằm trong top 3 của lớp, từng đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc, danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Đại học Huế năm học 2021 - 2022, hai năm liền đạt học bổng INAX dành cho sinh viên có tài năng và thành tích học tập tốt, là 1 trong 19 “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh năm 2022 - 2023…

Về kiến trúc, Quyên thường xuyên tham gia các workshop, hội thảo quốc tế bằng tiếng Anh, đạt được Giấy chứng nhận tham gia Workshop Quốc tế Đại học Kỹ thuật Valencia Tây Ban Nha chủ đề thiết kế - môi trường, Giấy chứng nhận tham gia Workshop giữa Trường đại học Khoa học Huế và Trường đại học Kyoto Seika (Nhật Bản), giải Nhất cuộc thi Thiết kế “Sáng kiến Huế - Không gian xanh - Thành phố xanh”…

Luôn muốn chia sẻ khó khăn với những bạn nhỏ có hoàn cảnh không may mắn nên khi chuẩn bị đồ án tốt nghiệp từ đầu năm nay, Nhật Quyên đã có ý tưởng thiết kế mô hình về trung tâm bảo trợ trẻ em với mong muốn những kiến trúc của mình sẽ góp phần cải thiện môi trường sống của các em sau này, đây là một ước mơ, là mong muốn khi chọn ngành kiến trúc của cô sinh viên này. Nhưng rồi cơ duyên lại đưa Quyên đến một giấc mơ mới hơn - nghiên cứu mô hình trường học xanh.

Mục tiêu của Quyên hướng đến là xây dựng trường học thành công trình trải nghiệm dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Trong cuộc sống đô thị ngày càng nhưng thiếu đi những không gian trải nghiệm vừa học, vừa chơi, vừa khám phá thì mô hình này sẽ phù hợp với tiêu chí hướng đến giáo dục trải nghiệm. Áp dụng nhu cầu của giáo dục Việt Nam hiện nay vào đồ án cá nhân, sau khi nghiên cứu các địa điểm trên địa bàn tỉnh, Nhật Quyên chọn địa điểm tại thôn Tiên Nộn (xã Phú Mậu, thành phố Huế) để xây dựng mô hình ngôi trường không tường. Theo Quyên, nơi này nằm không xa trung tâm thành phố và hội tụ đầy đủ những tính chất phù hợp với đề tài: Không gian xanh của làng xóm, nghề trồng hoa, hoa giấy truyền thống, khung cảnh đẹp hài hòa ven sông Hương.

Đồ án được đánh giá cao bởi tính nhân văn mà Quyên muốn hướng đến, tính sinh thái bền vững của công trình. Giải pháp kiến trúc “không tường” cũng là một điểm nhấn độc đáo đáng chú ý. Em khéo léo lồng ghép giải pháp chuyển tiếp kiến trúc công trình và cây xanh tạo cảm giác công trình như một khu vườn khổng lồ không có giới hạn. Sau một thời gian dài nghiên cứu, thiết kế, “OTT - Trường học ‘không tường’ - “Không gian trải nghiệm hành trình xanh” được Quyên giới thiệu, bảo vệ đồ án vào tháng 6 vừa rồi với nhiều ý kiến ngợi khen. Vinh dự hơn khi đây là 1 trong 4 đồ án được nhà trường chọn tham gia giải thưởng Kiến trúc Xanh sinh viên năm 2024. Tại giải thưởng mang tầm vóc quốc gia này, “Trường học ‘không tường’ - Không gian trải nghiệm hành trình xanh” đoạt giải Nhì chung cuộc.

Phạm Phước Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Tăm cá mùa nước lên

Với những người ưa chuộng bộ môn câu cá, mỗi khi nghe nơi đâu có tăm cá, dù xa hàng chục cây số họ cũng sẵn sàng lặn lội đến nơi để thỏa lòng đam mê sông nước.

Tăm cá mùa nước lên
Return to top