ClockThứ Năm, 17/08/2023 13:27

Niềm vui lao động

TTH - Mệ tôi năm nay 85 tuổi. Một buổi sáng thức dậy, mệ chợt thấy trong người uể oải, hai chân đau nhức, không thể bước ra khỏi giường nổi. Bác sĩ đến nhà khám và chẩn đoán mệ bị chèn dây thần kinh ở bắp chân, phải thực hiện lộ trình châm cứu hai tuần. Mọi người thay phiên nhau chăm sóc, đem quần áo, chậu rửa mặt, kem đánh răng,… đến tận giường cho mệ. Nhưng không quen bị “mất tự do”, mệ thở dài: “Khổ con chưa nạ!”, “Khi mô mạ khỏe lại hè?”. Mọi người động viên, bảo người già ai mà chẳng thế nhưng mệ vẫn không an lòng.

Để gia đình là tổ ấm

leftcenterrightdel
 

Ngày đầu tiên, mệ tôi nằm buồn bã trên giường, miệng lẩm nhẩm đọc kinh, cầu trời khấn Phật cho đôi chân chóng khỏi, mệ ứa nước mắt, lo sợ mình sẽ trở thành gánh nặng cho con cháu. Sau ít ngày, tình hình khả quan hơn, tấm lưng còng 90 độ chẳng cần dùng đến sức đỡ của chiếc gậy lọ mọ đi xuống nhà vệ sinh tự đánh răng, rửa ráy khiến chúng tôi hoảng hồn phải vừa năn nỉ vừa “dọa nạt” mệ: “Mệ ơi, tội bọn con quá, mệ ngồi yên đó để bọn con làm, mệ đi rứa lỡ bổ thì răng”.

Ông nội tôi mất khi còn trẻ, mệ một tay nuôi ba người con ăn học nên cái tinh thần độc lập, mạnh mẽ của người phụ nữ đơn thân đã ăn sâu vào tiềm thức của mệ. Mệ đi nương, làm rẫy, cấy ruộng, không nề hà bất cứ công việc nặng nhọc gì. Tôi còn nhớ hình ảnh mệ đội chiếc nón lá, quần xăn đến gối, hai thúng khoai, sắn kĩu kịt trên vai, mái tóc dày búi cao gọn ghẽ. Những đêm ở làng quê yên ả, tôi được mệ kể cho nghe về những năm tháng tuổi trẻ, những vùng đất mệ đã đi qua, những vất vả nhọc nhằn từ thuở thiếu thời của mệ. Tôi cũng học được nhiều từ nếp sinh hoạt điều độ của mệ, giờ nào việc nấy, giờ nào thức nấy, dù đôi khi khá cứng nhắc đúng kiểu người cao tuổi.

Nhờ trời thương, sau hai tuần điều trị, mệ tôi đi lại bình thường dù không được mạnh như trước, tâm trạng cũng vui vẻ và phấn chấn hơn. Mệ lại bắt đầu nhịp sống cũ… Ở xóm tôi có một mệ cũng đã ngoài 80, lưng còng và dáng người còn thấp bé hơn mệ tôi. Vài ngày một lần, mệ đẩy chiếc xe “tự chế” đến khu chợ gần nhà mua đồ ăn cho cả gia đình. Đó là chiếc xe được “thiết kế” đặc biệt vừa tầm cho mệ, bên trên đặt chiếc giỏ đi chợ bằng nhựa màu đỏ, cọc cạch nhưng đã gắn bó cùng mệ suốt mấy năm nay. Từ nhà mệ đến chợ khá gần, chừng 400 - 500m, nhưng đối với người già đó là một khoảng cách không hề nhỏ. Mệ bước đi chậm rãi và đầy kiên nhẫn, mọi người trong xóm trông thấy mệ đều lễ phép nhường đường. Chiếc xe của mệ luôn nổi bật giữa khu chợ, mệ mua đồ gì hơi nặng đều được các o, các dì bán hàng nhiệt tình giúp bỏ lên xe.

Ngày trước, tôi từng có suy nghĩ, người già nên được nghỉ ngơi hoàn toàn sau một cuộc đời cống hiến cho gia đình và xã hội. Sau này tôi nhận ra, được làm việc sẽ khiến họ vui vẻ, cân bằng và cảm thấy mình có giá trị hơn. Chỉ mong các mệ chú ý lượng sức, giữ gìn sức khỏe để sống thật lâu bên con cháu!

Thục Đan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Niềm vui trong những ngôi nhà nghĩa tình

Nhiều ngôi nhà khang trang, bền đẹp, giúp các gia đình khó khăn sớm ổn định cuộc sống là cách làm thiết thực, hiệu quả của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh.

Niềm vui trong những ngôi nhà nghĩa tình
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha

TIN MỚI

Tin đăng tuyển dụng nhân viên kho tại Vieclam24h
Return to top