ClockThứ Tư, 28/06/2023 07:00

Để gia đình là tổ ấm

TTH - Hạnh phúc gia đình không tự nhiên có, mà cần lắm sự vun vén, bồi đắp từ mỗi thành viên trong gia đình.

Mạnh mẽ, vượt lên mọi rào cảnHơn 200 học sinh vẽ tranh hưởng ứng Ngày gia đình Việt NamPhát động Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2023

leftcenterrightdel
 Gia đình hạnh phúc của vợ chồng chị Nga

Chông chênh

Đến tuổi lập gia đình, con gái chị P.T.T.H. (Hương Trà) vẫn chạy trốn hôn nhân, cự tuyệt những chàng trai theo đuổi. Chị H. tâm sự: “Có lần tôi nhắc nhở, con gằn giọng như oán trách: Lấy chồng để rồi giống mẹ à? Con không muốn bất cứ một đứa trẻ nào phải chịu đựng một quá khứ như chị em con nữa”.

Nhắc lại câu nói của con, hai hàng nước mắt chảy dài trên gương mặt người mẹ thiếu hạnh phúc.

Vợ chồng chị P.T.T.H. yêu nhau rồi kết hôn, nhưng khi có con, cuộc sống áp lực nên thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Từ nhỏ, hai đứa con lớn lên trong những cuộc xô xát, cãi lộn của vợ chồng chị. Hôn nhân của vợ chồng chị H. cũng không cứu vãn được. Sự đổ vỡ của vợ chồng chị H. khiến nỗi sợ hôn nhân hằn sâu trong tâm trí các con chị.

Không áp lực kinh tế, vợ chồng không mâu thuẫn song anh Nguyễn Trung Quân (phường Trường An, TP. Huế) vẫn tỏ ra rất lo lắng cho gia đình mình. Nhất là gần đây, cô con gái mới lớn đã tự ý đi xăm hình lên người.  Anh Trung chia sẻ, vợ chồng anh có việc làm ổn định. Thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng hàng chục triệu đồng.

Tuy nhiên, để có nguồn thu nhập trên vợ chồng anh hầu như không có thời gian dành cho gia đình. Hai con của anh đều một tay chị giúp việc chăm sóc, kể cả đưa đón đi học. Nhiều lúc cố gắng sắp xếp cả gia đình cùng đi chơi, nhưng chuyến đi cũng chẳng mấy khi trọn vẹn vì không anh bận thì cũng chị bận.

Còn với gia đình anh Châu Thanh Nghị, phường Thủy Xuân, TP. Huế thì cho đến lúc cô giáo chủ nhiệm gọi hẹn gặp để cảnh báo tình hình học tập của con trai, anh mới hoảng hốt. Cuốn theo công việc kinh doanh, buôn bán, khiến vợ chồng anh không có thời gian để ý đến con, khi cô giáo chủ nhiệm mời lên anh mới biết, con trai anh thường xuyên nghỉ học để chơi game. Gặp khó khăn trong kinh doanh gần 2 năm nay do ảnh hưởng dịch COVID-19, con lại không nghe lời, nên vợ chồng thường xảy ra bất hòa.

Theo TS. Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng khoa Tâm lý giáo dục, Trường đại học Sư phạm Huế, những đứa trẻ trải qua tuổi thơ trong gia đình thiếu tình yêu thương thường bị ám ảnh, gây ra các chấn thương tâm lý, ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Biểu hiện thường thấy ở trẻ bị bạo hành là sợ hãi, không muốn tiếp xúc với mọi người, có trẻ lại trở nên hung hãn, bạo lực và thích thể hiện khác người. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ bạo hành trong học đường. Không ít người khi trưởng thành không muốn lập gia đình vì sợ tái diễn bi kịch.

Khéo léo vun đắp

Trong ngôi nhà ngăn nắp sạch sẽ, vợ chồng anh Trịnh Hồng Khoái và chị Văn Thị Hằng Nga, phường An Cựu, TP. Huế đang cùng nhau chuẩn bị bữa cơm trưa. Tiếng nói cười của hai vợ chồng xóa tan cái nóng ran ngày hè. Chị Nga trải lòng, hạnh phúc không tự nhiên mà đến nếu không biết vun vén, chăm sóc. Chị kể, thời gian đầu, chồng chị gia trưởng, ngại làm việc nhà. Nhưng chị không giải quyết nỗi ấm ức đó bằng những cuộc cãi cọ mà bằng tình yêu thương.

“Mỗi lần nhặt rau, nấu ăn hay làm việc nhà tôi khéo léo kéo chồng con cùng làm. Để không nhàm chán, trong quá trình làm tôi thường kể nhưng câu chuyện vui, những bộ phim, hay những nghệ sĩ cả nhà cùng yêu thích… Lâu dần, các thành viên trong gia đình xem thời gian nấu ăn hay làm việc nhà là khoảnh khắc cùng nhau quây quần, thư giãn. Gia đình êm ấm hạnh phúc, tiếp động lực giúp vợ chồng chị Nga làm tròn trách nhiệm cả cơ quan, chăm lo tốt gia đình nội ngoại, các con chị noi gương ba mẹ, đều chăm lo học giỏi thành đạt.

Cũng bằng tình yêu thương, chị Nguyễn Thị Cam, thôn Lê Bình, xã Phú Xuân (Phú Vang) chuyển hóa cuộc hôn nhân tưởng chừng đổ vỡ thành gia đình hạnh phúc tiêu biểu. Chị Cam kể, trước vợ chồng chị bất đồng quan điểm nên thường xuyên gây lộn. Nhưng thương con, chị không giải thoát cho bản thân là ly hôn mà tìm cách vun vén. Chị áp dụng phương châm “chồng giận thì vợ bớt lời”, tự kiềm chế bản thân để tránh tình trạng “giận quá mất khôn”… Chị cũng chu toàn hơn trong những bữa ăn gia đình. Sự nhẫn nại vun vén của chị Cam được đền đáp. Chồng chị đã hoàn toàn thay đổi, hết mực yêu vợ, thương con.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thanh Hùng, giữ hạnh phúc gia đình là điều không hề đơn giản. Điều quan trọng là mỗi người phải tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng tổ ấm. Với những người trẻ hiện nay, họ nên tìm hiểu kỹ trước khi kết hôn, học các kỹ năng cần thiết về làm vợ, làm mẹ, làm chồng, làm cha; biết cân bằng các mối quan hệ, yêu thương nhau. Các thành viên phải dành thời gian cho nhau, tạo điều kiện phát huy năng lực, sở trường của nhau, bởi vì những điều đó làm nên “ngọn lửa” yêu thương của một gia đình hạnh phúc.

Bài, ảnh: Hải Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Ngõ nhỏ không tên

Cái cách hơi xuân đột nhiên từ từ len lỏi vào cuộc sống thường nhật khiến đôi người khẽ rùng mình vì lạnh. Nhưng đó là một cái lạnh khoan khoái. Người đàn ông đưa tay sờ vào mũi mình để tận hưởng cảm giác mới mẻ đầu ngón tay và nhìn ánh nắng từ từ buông xuống đoạn đường làng trước mặt, tinh nghịch nhảy lên đỉnh đầu đứa con trai nhỏ bên cạnh làm cu cậu khẽ xoa đầu mình làm anh bật cười. Cu cậu được bao nhiêu tuổi là từng ấy năm anh chưa về lại quê, bộn bề cuộc sống rồi lại vì nhiều lý do trong quá khứ, mãi đến giờ mới tranh thủ dịp Tết để đưa vợ con về thăm quê nội.

Ngõ nhỏ không tên

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top