ClockThứ Năm, 13/10/2022 09:33

Nỗ lực giảm nghèo bền vững.

TTH - Với mục tiêu “không để ai bỏ lại phía sau”, TP. Huế đã và đang triển khai các phương án giảm nghèo đa chiều, thiết thực đó là tạo việc làm, thu nhập và xóa nhà tạm nhằm hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Hơn 100 triệu đồng tặng học sinh nghèo, các hoàn cảnh khó khănPhong Điền: Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

Các đoàn thể TP. Huế triển khai xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

Đồng bộ các mục tiêu giảm nghèo

Là địa phương vừa sáp nhập vào TP. Huế hơn 1 năm, hiện phường Hương Vinh có 49 hộ nghèo. Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV) năm 2022, UBND phường đã xây dựng lộ trình phấn đấu giảm nghèo; chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với việc làm bền vững, huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo.

Theo Chủ tịch UBND phường Hương Vinh, ông Trần Quốc Thắng, để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia GNBV năm 2022, phường thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới, đồng thời hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo đó, phường phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm chung toàn phường trong năm 2022 là 8 hộ; trong đó triển khai thực hiện hỗ trợ việc làm, tạo thu nhập bền vững; hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm tại địa phương và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu; tham gia tập huấn, nâng cao năng lực giảm nghèo cho cán bộ làm công tác giảm nghèo…

Cùng với phường Hương Vinh, để thực hiện đồng bộ các mục tiêu GNBV, các địa phương trên địa bàn TP. Huế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện công tác GNBV, trong đó chú trọng công tác truyền thông dựa vào cộng đồng, phát huy vai trò gương điển hình, hộ tiên phong về giảm nghèo, tự vươn lên; triển khai đối thoại chính sách, tài liệu về công tác giảm nghèo đến tận các tổ dân phố. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

Lộ trình giảm nghèo bền vững

Chương trình quốc gia giảm nghèo là một trong những chương trình trọng điểm được TP. Huế xác định là chương trình quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Thời gian qua, thành phố tập trung thực hiện các nội dung liên quan đến GNBV, trong đó tập trung ở các lĩnh vực như xóa nhà tạm cho hộ nghèo; vay vốn người nghèo; điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo…, góp phần đảm bảo an sinh - xã hội, tạo sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, hàng ngàn người nghèo được hỗ trợ về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập; một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng như nhà ở, khám, chữa bệnh, hỗ trợ học tập...

TP. Huế hiện có hơn 2.000 hộ nghèo, giai đoạn 2021-2025, chuẩn nghèo được thực hiện theo Nghị định số 07 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều. Trong đó, khu vực thành thị có 1.572 hộ, chiếm tỷ lệ 1,39%; khu vực nông thôn 511 hộ, chiếm 3,3%. Để đảm bảo chỉ tiêu giảm hộ nghèo trong năm 2022 là 331 hộ, trên cơ sở số hộ nghèo cấp xã dự kiến thoát nghèo năm 2022 là 395 hộ, thành phố chỉ đạo các xã, phường khẩn trương phân tích, bổ sung tình trạng việc làm, nhu cầu về việc làm và nhu cầu học nghề. Trong đó, số người không có việc làm của các hộ đăng ký thoát nghèo năm 2022/tổng số người không có việc làm thuộc hộ nghèo gồm 218/527 người.

Giải pháp giảm nghèo đa chiều

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, công tác giảm nghèo tại thành phố vẫn còn một số tồn tại, bất cập, việc huy động nguồn lực của xã hội trong công tác giảm nghèo chưa tương xứng với khả năng hiện có của địa phương, chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn ngân sách của Nhà nước; nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo còn phân tán, dàn trải, chưa tập trung ưu tiên để giải quyết những vấn đề bức xúc nhất, địa bàn trọng điểm nhất. Mặt khác, một bộ phận không nhỏ người nghèo, phường nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo.

Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật cho rằng, giai đoạn 2021-2025, công tác giảm nghèo đặt ra yêu cầu cao hơn, đó là “GNBV” (hạn chế tái nghèo) và “giảm nghèo đa chiều”. Theo đó, công tác giảm nghèo được thực hiện một cách toàn diện, đi vào chiều sâu và thực chất hơn với mục tiêu góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân; vừa tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi 6 dịch vụ xã hội cơ bản gồm việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Vì vậy, để GNBV phải xác định rõ nguyên nhân nghèo và có phương án thoát nghèo theo địa chỉ cụ thể cho từng hộ nghèo.

Một trong những giải pháp là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường để tập trung giải quyết việc làm cho người nghèo, đồng thời tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận thuận tiện các dịch vụ xã hội nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, có chính sách đặc thù cho hộ nghèo mới thoát nghèo, hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình khi tham gia bảo hiểm y tế; nâng cao chất lượng dịch vụ, xuất khẩu lao động bằng hình thức cho vay không phải thế chấp tài sản với lãi suất ưu đãi.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Giảm nghèo ở vùng lõi

Xã Bình Tiến được xem là vùng “lõi nghèo” của TX. Hương Trà. Do vậy, cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể địa phương không ngừng huy động nhiều nguồn lực để cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng nguồn thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Giảm nghèo ở vùng lõi
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Vượt mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh

Mục tiêu đặt ra đến cuối năm nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,76%. Nếu thực hiện đạt tỷ lệ này sẽ về đích giảm nghèo sớm trước 1 năm so với Nghị quyết 11 của Tỉnh ủy.

Vượt mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh
Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Return to top