ClockThứ Hai, 04/03/2019 08:58

Nồng nàn của sim

TTH - Nếu bạn là khách du lịch đã dừng chân ngắm những đồi hoa sim nơi mảnh đất điệp trùng rừng núi này, tôi chắc khi nhấp ngụm rượu chế biến bằng những trái ngon nhất từ đồi sim đó, bạn sẽ “say” hơn bởi cảm giác xao xuyến...

“Hái” tiền từ sim dại

Sau chặng hành trình khá dài giữa hai xã biên giới Hồng Vân và Hồng Thủy, tôi vẫn còn ngẩn ngơ bởi vẻ đẹp của con đèo Pê Ke ngập nắng, như dòng suối uốn lượn giữa một bên bạt ngàn lau trắng, bên kia là cánh rừng hùng vĩ.

Anh Hồ Sỹ Trung kiểm tra quá trình ủ sim

Anh Hồ Sỹ Trung kiểm tra quá trình ủ sim

Bạn mang chai rượu, trên nhãn hiệu ghi dòng chữ “nguyên liệu được lấy từ những trái sim tươi ngon nhất trên dãy Trường Sơn phía tây Thừa Thiên Huế”, rót mời thứ nước sóng sánh tím hồng. Nếm rượu, ngày xuân A Lưới càng thêm nồng nàn…

Trong xưởng sản xuất, anh Hồ Sỹ Trung, Giám đốc HTX Rượu sim A Lưới đang kiểm tra công nhân chắt “mật” từ mẻ sim ủ đã 6 tháng, trước khi tiến hành những công đoạn cuối, để cho ra lò sản phẩm rượu sim.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới nhiều lần trăn trở: Vì sao trái sim ở Phú Quốc không nhiều bằng ta mà họ “ra” được rượu sim Phú Quốc, trong khi A Lưới có những đồi sim bạt ngàn, nguồn nguyên liệu rất dồi dào?.

"Rượu sim A Lưới còn là mong muốn của những người nặng tình với mảnh đất miền núi biên giới Thừa Thiên Huế; nếu xuất ra được các tỉnh bạn, vào được các chuỗi siêu thị... sẽ góp thêm một “lời mời” để khách du lịch đến khám phá vẻ đẹp, nét văn hóa, ẩm thực độc đáo nơi đây. Chính vì vậy, chúng tôi quyết tâm đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường sản xuất và xây dựng thương hiệu rượu sim A Lưới”, anh Hồ Sỹ Trung mở đầu câu chuyện.

Những trái sim chín căng mọng, không bị dập được rửa sạch, để ráo đem phơi nắng, nếu trời không nắng thì dùng quạt sấy khô, sau đó được đem xay, trộn đường theo tỷ lệ, rồi ủ trong chum sành để lên men tự nhiên. Thời gian ủ ít nhất là 3 tháng, có thể 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm. Sau khi ủ, công nhân tiến hành công đoạn vắt lấy “mật” sim đã lên men 5-7 độ; đem mật sim pha với rượu nguyên chất nấu từ gạo theo tỷ lệ phù hợp sẽ cho ra sản phẩm rượu sim.

Những mùa sim trước, người dân thường lên đồi hái trái chín đưa ra chợ bán hoặc là món quà của lũ trẻ con. Chỉ vậy nên có những đồi sim bị phá bỏ để trồng tràm.

Tháng 7- mùa sim mới đây, sau khi nhận đặt hàng của HTX, Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hồng Thượng phối hợp kêu gọi hội viên và người dân hái sim để thu mua. HTX mua về 5,5 tấn sim đưa vào sản xuất. Dịp Tết Kỷ Hợi năm 2019, HTX đã cho ra mẻ rượu đầu tiên. Kể từ ngày “ra lò”, 600 chai rượu sim A Lưới được người dân trên địa bàn đón nhận.

“Những người tâm huyết với sản phẩm mới của địa phương uống thử, phản hồi để chúng tôi điều chỉnh vị ngọt, nồng độ phù hợp rộng rãi với thị hiếu của người tiêu dùng. Biểu tượng, hình ảnh trên nhãn hiệu cũng được đóng góp ý kiến, thể hiện nét đặc trưng của vùng đất A Lưới, để hoàn thiện cả về chất lượng sản phẩm lẫn hình thức mẫu mã, trước khi đưa đến các cơ quan chức năng chứng nhận”, vị giám đốc trẻ chia sẻ.

Nguyên liệu từ 25 ha đồi sim của xã Hồng Thượng và những đồi sim tự nhiên rộng lớn khác tại các xã Hương Phong, A Đớt, Hương Lâm… đủ để HTX sản xuất gối vụ từ tháng 7 mùa sim năm này sang mùa sim tiếp.

Nếu được thị trường các tỉnh khác đón nhận, ngoài việc hái sim trong thiên nhiên, những người có đất sẽ quy hoạch trồng sim, cung cấp nguyên liệu để phát triển một sản phẩm mang rất nhiều giá trị. Bởi nếu bạn là khách du lịch đã dừng chân ngắm những đồi hoa sim nơi mảnh đất điệp trùng rừng núi này, chắc rằng khi nhấp ngụm rượu chế biến bằng những trái ngon nhất từ đồi sim đó, bạn sẽ “say” hơn bởi cảm giác xao xuyến, nồng nàn.

“Địa phương khuyến khích và kỳ vọng vào việc sản xuất phát triển thành công thương hiệu rượu sim A Lưới. Điều đó bảo tồn được cây sim, tạo ra một sản phẩm đặc trưng, góp phần phát triển du lịch A Lưới…”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới nói.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Có một Nguyễn Trọng Tạo luôn nồng nàn với Huế

Nguyễn Trọng Tạo (25/8/1947 - 07/1/2019) là một nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, họa sĩ vẽ bìa sách để lại một gia tài văn học nghệ thuật khá đồ sộ. Ông cũng là tác giả của biểu tượng Ngày thơ Việt Nam, Cờ thơ. Với Huế, ông từng làm công tác biên tập xuất bản tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Trị Thiên, Tạp chí Sông Hương, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế.

Có một Nguyễn Trọng Tạo luôn nồng nàn với Huế
Nệm rơm nồng nàn

Ngày mùa đông lạnh giá, đáng sợ nhất là cái rét buốt tê cóng kèm theo mưa phùn. Sáng sớm hé cửa trông ra thấy trời bàng bạc màu sương, con gái tôi năn nỉ xin mẹ được nghỉ học một buổi. Nghe con nói, tôi bất giác bật cười. Ngày xưa, mình cũng… lười y thế. Cũng tìm đủ lý do để được ở nhà vào ngày mưa lạnh, nằm lì trên chiếc nệm rơm nồng nàn hơi ấm.

Nệm rơm nồng nàn
Phương thuốc yêu thương

Không đến nỗi còn sợ hãi khi mắc COVID-19, bởi hầu hết người dân đã được tiêm từ 2- 3 mũi vắc-xin phòng bệnh...

Phương thuốc yêu thương
Nối dài yêu thương

Trên trang facebook cá nhân, tôi thường đăng những tấm hình vui vẻ, phong cảnh đẹp hoặc có ý nghĩa “ghi dấu” nơi đã từng đến. Facebook của tôi để chế độ công khai. Có nghĩa, không chỉ người đã kết bạn mà ngay cả những người không kết bạn vẫn đọc, like (thích), comment (bình luận) được. Tuy nhiên từ trước đến nay, những bài đăng của tôi chỉ có bạn bè like, comment coi như hỏi thăm động viên nhau, thay vì không mấy lúc gặp được nhau, do khoảng cách địa lý hay những bận rộn của cuộc sống.

Nối dài yêu thương

TIN MỚI

Return to top