ClockThứ Hai, 13/11/2023 07:12

Phát triển Huế dựa vào thiên nhiên

TTH - Do vị trí địa lý, Huế thường xuyên chịu tác động của các đợt sóng nhiệt cực đoan, bão, và các đợt mưa lớn. Hậu quả của những hiện tượng thời tiết này là sự phá hủy cơ sở hạ tầng cũng như thương vong gây ra cho con người. Chính vì thế, dự án Green City Lab Huế (GCLH) được thành lập với mục tiêu tăng cường khả năng chống chịu của Cố đô trước sự thay đổi của thiên nhiên, thời tiết. Dự án bao gồm việc thúc đẩy bảo vệ và cải thiện hệ sinh thái đô thị hiện có cũng như quy hoạch và xây dựng những không gian xanh mới dựa vào thiên nhiên, hướng đến một tương lai bền vững, có khả năng chống chịu, toàn diện hơn và xanh hơn.

Trình bày "Sáng kiến Năng lượng" từ 5 trường học ở Huế Hành trình xanh cho phát triển kinh tếCần xác định lại vị trí của Huế trong bản đồ thu hút đầu tư nước ngoài

 Hội thảo chủ đề Cây xanh - Mặt nước

Đánh giá sơ bộ đầu tiên về những tác động của biến đổi khí hậu ở thành phố Huế được thực hiện cho giai đoạn đầu chỉ ra thời tiết ấm dần trong tương lai, cùng với đó là sự gia tăng tổng lượng mưa hằng năm. Những tác động được dự báo sẽ có thể làm trầm trọng hơn những thách thức về môi trường vốn tồn tại ở thành phố Huế bao gồm sự gia tăng về áp lực nhiệt và tình trạng ngập lụt.

GCLH là dự án Quốc tế với sự tham gia của Viện Độc lập các vấn đề về Môi trường (UfU, CHLB Đức), Trường đại học Humboldt – Berlin (HUB), Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung (MISR), Viện Nghiên cứu Phát triển Thừa Thiên Huế (HueIDS) và Khoa Kiến trúc Trường đại học Khoa học Huế.

GCLH nhằm mục đích giúp thành phố hưởng lợi nhiều nhất từ tiềm năng cây xanh – mặt nước bằng cách tạo ra và chia sẻ kiến thức cùng các ý tưởng về giải pháp dựa vào thiên nhiên, góp phần giải quyết những thách thức đến từ môi trường trong tương lai. Qua đó cung cấp không gian cho sự sáng tạo, thảo luận và kiểm chứng về mặt khoa học bao gồm các đóng góp ý kiến từ những người ra quyết định, các nhà nghiên cứu, các bên liên quan và người dân sống trong thành phố.

Dự án gồm 3 giai đoạn, giai đoạn đầu “Định nghĩa” đã kết thúc vào năm 2010. Trong giai đoạn này, GCLH đã thu thập đa dạng các loại hình cơ sở hạ tầng xanh. Theo cơ sở những mô tả và báo cáo đầu tiên về sự phát triển loại hình này tại Huế, các nghiên cứu ban đầu được tiến hành dựa trên thực trạng và các điều kiện tiên quyết cho sự phát triển trong tương lai của Cố đô... Kiến thức, thông tin được hình thành trong giai đoạn 1 giúp cụ thể hóa mục tiêu của dự án hướng đến giải quyết vấn đề thích ứng nhiệt và cải thiện chất lượng không khí.

Khởi động giai đoạn 2 “Nghiên cứu và phát triển” vào tháng 11/2021, GCLH thông qua các biện pháp dựa vào thiên nhiên, tập trung vào vấn đề thích ứng nhiệt và nâng cao chất lượng không khí, xây dựng nên một nghiên cứu đa ngành, không gian thử nghiệm cho quá trình hình thành, kiểm chứng, hình tượng hóa, thảo luận và triển khai các ý tưởng, khái niệm về phục hồi và mở rộng cơ sở hạ tầng xanh. Từ đó, thúc đẩy và thực hiện các giải pháp dựa vào thiên nhiên trong khu vực đô thị Huế. Dự án xây dựng nguồn thông tin, kiến thức chung về giải pháp dựa vào thiên nhiên cho các bên liên quan và các nhà hoạch định chính sách.

Là nơi mà HueIDS cung cấp không gian để thiết lập dự án GCHL, Hue Innovation Hub đảm nhiệm vai trò hỗ trợ thông tin, tổ chức cuộc thi thiết kế và chịu trách nhiệm chính về các thủ tục tổ chức các chương trình, sự kiện. Mặc dù việc tìm kiếm thông tin gặp nhiều khó khăn bởi dữ liệu dàn trải, không được cập nhật thường xuyên, nhưng với sự hỗ trợ của địa phương, GCLH vẫn hoàn thành mục tiêu kịp tiến độ. Dự án sử dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên trên quy mô nhỏ tại các thí điểm nhằm kiểm tra và chứng minh những tác động của các giải pháp lên những điều kiện môi trường và hạnh phúc của người dân ở địa phương. Trước mắt dự án đã xây dựng 3 không gian xanh tại các thí điểm: phường An Đông, Tây Lộc, Phú Hội. Thí điểm phường Thủy Biều đang trong quá trình xin giấy phép.

Tháng 10 vừa qua, dự án đã tổ chức hai buổi hội thảo về chủ đề: Cây xanh – Mặt nước tại UBND phường Thủy Biều, nhà văn hóa phường Phú Hội cùng phiên thảo luận bàn tròn về hạ tầng cây xanh – mặt nước tại Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh. Mục đích của ba sự kiện trên nhằm tạo diễn đàn trao đổi về các giải pháp dựa vào thiên nhiên và cơ sở hạ tầng cây xanh, mặt nước trong khu vực đô thị thành phố Huế, đồng thời tham khảo ý kiến đến từ người dân về không gian xanh tại các thí điểm.

Giai đoạn 2 sẽ kết thúc vào năm 2024. Kết quả của dự án sẽ được trình bày đến tất cả các bên liên quan và công chúng, bao gồm cả đại diện đến từ những thành phố khác của Việt Nam, nhằm phổ biến kết quả của dự án và tạo cơ hội chuyển giao kiến thức trước khi tiến vào giai đoạn cuối mang tên “Triển khai”.

Bài, ảnh: Phạm Phước Châu
ĐÁNH GIÁ
4
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung: Cần không gian đúng nghĩa

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (gọi tắt Bảo tàng) được thành lập từ năm 2009 và chính thức mở cửa không gian trưng bày mẫu vật từ năm 2020. Tuy còn "sơ khởi", nhưng các khu trưng bày của Bảo tàng đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới trẻ đam mê đến tìm hiểu, trải nghiệm về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung Cần không gian đúng nghĩa
Kết nối cùng thiên nhiên

Thừa Thiên Huế lưu dấu với du khách không chỉ có những giá trị văn hóa đặc biệt mà còn hấp lực bởi cảnh quan thiên nhiên khi muốn trải nghiệm...

Kết nối cùng thiên nhiên
Du lịch cắm trại “bùng nổ”

Du lịch cắm trại đang thu hút nhiều người tham gia, chủ yếu là các bạn trẻ. Ngày hè, vào dịp cuối tuần hay vào các kỳ nghỉ ngắn ngày, nhiều nhóm bạn, gia đình, người thân tìm nơi tĩnh lặng để được hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống yên bình…

Du lịch cắm trại “bùng nổ”
Gần gũi thiên nhiên với biophilic design

Xu hướng thiết kế biophilic design chú trọng việc kết nối con người với các yếu tố từ thiên nhiên, tạo ra không gian chữa lành ngay tại nhà.

Gần gũi thiên nhiên với biophilic design
Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên

Tại Lễ trao Giải thưởng “L’ORÉAL - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” năm 2023, PGS.TS. Nguyễn Thị Ái Nhung gây ấn tượng với hình ảnh “rất Huế” khi thuyết trình với quan khách về đề tài nghiên cứu liên quan đến tiềm năng và ứng dụng những cây dược liệu đặc hữu ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong hỗ trợ điều trị bệnh phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chị là một trong 3 nhà khoa học nữ được L’ORÉAL - UNESCO vinh danh năm 2023.

Nhà khoa học Huế đam mê nghiên cứu dược chất thiên nhiên
Return to top