ClockChủ Nhật, 12/04/2020 14:16

Shipper đắt sô

TTH - Những ngày chống dịch COVID-19 cao điểm, nhiều cửa hàng, quán ăn trên địa bàn TP. Huế luôn có những người làm dịch vụ giao hàng (shipper) đến lấy hàng theo đơn của khách.

Shipper tăng công suất làm việc ngày hèTôi là shipper

Shipper có dịp nâng cao thu nhập. Ảnh: PHAN THÀNH

Khách đặt hàng tăng, shipper chạy liên tục

Khi chính quyền có lệnh hạn chế tập trung đông người, không cho phục vụ tại chỗ mà chỉ phục vụ mang đi để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh buộc một số cửa hàng kinh doanh thay đổi phương thức mua bán.

Ghi nhận tại nhiều quầy cà phê, quán trà sữa, thức ăn nhanh… có rất nhiều shipper xếp hàng, giữ khoảng cách để thay nhau nhận hàng, chuyển đi cho khách hàng đặt trực tuyến qua các ứng dụng bằng điện thoại.

Đang chờ nhận hàng là các túi thức uống trên đường Trần Phú, shipper Nguyễn Văn T. (TP. Huế) kể rằng, từ khi có dịch COVID-19, số lượng đơn hàng giảm đi rất nhiều, nhưng không lâu sau khi có chỉ thị cách ly toàn xã hội, hàng quán không được phục vụ tại chỗ thì dịch vụ đặt hàng qua mạng lại tăng trở lại, cao gấp 2-3 lần so với ngày thường.

Một shipper chuẩn bị đi giao hàng cho khách. Ảnh: PHAN THÀNH

“Người ta ý thức được việc hạn chế ra ngoài nên ai cũng đặt hàng qua mạng. Nào là cà phê, nước giải khát, trà sữa… Đơn hàng nhiều nên công việc bận rộn hơn, chạy liên tục từ sáng sớm đến tối khuya mới về nhà”, T. kể và cho biết thời điểm này kiếm được thu nhập kha khá, nhưng cũng không quên tự bảo vệ mình.

Dọc theo các nhà hàng, quán sá quanh TP. Huế, hầu hết chỉ mở hé cửa, treo số điện thoại để ship hàng, bên ngoài các shipper cũng đứng chờ sẵn. Hầu hết shipper trước kia chủ yếu chở khách, nhưng từ khi dịch COVID-19 bùng phát, ít người đi lại, họ chuyển sang ứng dụng ship hàng. Vừa nhận một đơn hàng bánh, từ quán bánh trên đường Lý Tự Trọng đi Bùi Thị Xuân với quãng đường 6km, shipper Nguyễn Văn L., gói ghém cẩn thận rồi bắt đầu rì ga xe máy di chuyển.

Giao hàng tận nhà. Ảnh: ĐĂNG TUYÊN

L. trước kia chủ yếu chở khách, nhưng từ ngày không ai đi đã chuyển sang ứng dụng ship hàng để “cứu vớt” phần nào thu nhập giữa thời buổi khó khăn này. “Hầu hết xe ôm công nghệ thời điểm này chủ yếu chuyển sang ứng dụng ship hàng. May là nhu cầu của khách hàng tăng, nên mọi người có việc để làm, chứ không thì khó khăn lắm” – L. nói và cho biết, mỗi ngày cũng kiếm được 200.000 – 300.000 đồng, có ngày may mắn thì cao hơn.

Tự bảo vệ bản thân

Những shipper khi được hỏi có lo sợ khi phải làm việc giữa mùa dịch COVID-19 có chung câu trả lời luôn trong tâm thế đề phòng và đã lên phương án tự bảo vệ bản thân. Vừa trả lời câu hỏi ấy, L. vừa chỉ vào ba lô đeo trước ngực, bên trong có chai nước rửa tay khô và một xấp khẩu trang. Chưa hết, mũ bảo hiểm của chàng shipper này được gắn kính trong dày, phủ xuống tận cằm. “Mình phải bảo vệ mình chớ. Giao hàng xong là rửa tay ngay. Khẩu trang 1 buổi dùng 1 cái, tối về là phải giặt để tái sử dụng”, L. kinh nghiệm.

Cũng giống L., nhiều shipper khác luôn trong tâm thế như thế, nhưng có khách còn đề phòng hơn dù các shipper đã biết cách đảm bảo an toàn cho bản thân, lẫn khách hàng. “Khách hàng đề nghị shipper móc túi hàng từ xa, khi shipper rời đi được một đoạn mới tới lấy, đó là thanh toán qua mạng. Còn thanh toán bằng tiền mặt, thì khách đặt xuống một góc, mình đặt hàng xuống một góc sau đó phần ai nấy nhận” – một shipper kể.

Không chỉ chạy đua ship hàng, các shipper lúc rảnh rỗi thường xuyên cập nhật thông tin dịch bệnh. Họ cho biết, trong trường hợp phát hiện ra khu vực nào đó có người nghi nhiễm, người bị cách ly sẽ không nhận đơn hàng, để bảo vệ an toàn cho bản thân, vừa chấp hàng đúng quy định của chính quyền.

NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Thông tin doanh nghiệp:
Các dịch vụ thuê tại AEON MALL Huế: Thuê mặt bằng, thuê hội trường, thuê quảng cáo...

Là dự án được mong đợi nhất năm 2024 tại miền Trung, AEON MALL Huế không chỉ mang đến không gian mua sắm hiện đại đậm nét văn hóa cố đô, mà còn cung cấp các dịch vụ cho thuê vô cùng hấp dẫn. Hãy cùng khám phá những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm cơ hội mới.

Các dịch vụ thuê tại AEON MALL Huế Thuê mặt bằng, thuê hội trường, thuê quảng cáo
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD

TIN MỚI

Return to top