ClockThứ Ba, 07/01/2020 19:29

Sinh viên tranh thủ làm thêm cận tết

TTH.VN - Rất nhiều công việc thời vụ, bán thời gian được chào mời trùng với thời điểm mà nhu cầu việc làm tết để có tiền trang trải các chi phí của sinh viên. Chỉ cần làm một vài tuần nhưng mức lương của nhiều cửa hàng, tiệm áo quần, quán cà phê… đưa ra cao hơn so với những tháng trong năm, bởi nhu cầu cần người làm việc thời điểm này tăng cao.

Làm thêm bằng âm nhạcThêm trải nghiệm, tăng hài lòngLàm thêm, bớt… học

Những ngày gần Tết Nguyên đán, nhiều sinh viên tranh thủ kiếm việc làm thêm với mức lương hấp dẫn

Người mưu sinh, kẻ trải nghiệm

Ngay khi vừa kết thúc kỳ thi học phần của mình, Nguyễn Sỹ Quốc (sinh viên năm 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế) tranh thủ tìm kiếm các thông tin việc làm trên mạng, với hy vọng sẽ kiếm được một khoản để trang trải cuộc sống cá nhân, cũng như phụ thêm cho gia đình. Quốc kể, có rất nhiều thông tin đăng tải tìm kiếm người làm thêm từ trước, trong, cho đến sau tết với lời mời chào hấp dẫn, không chỉ tiền lương, mà còn thưởng, tiền tăng ca, tiền ăn… Không thể thống kê hết, nhưng có rất nhiều việc cần sinh viên vào thời điểm này, như gói quà tết, bán áo quần, giày dép, chạy bàn cà phê, ship hàng nhanh…

“Sau khi cân nhắc, em quyết định làm công việc chạy bàn cho quán cà phê. Tiền lương phụ thuộc vào giờ làm, nhưng từ 20 tháng Chạp, số tiền ấy sẽ tăng gấp đôi, và nếu làm ròng rã những ngày cao điểm tết sẽ tăng gấp 3”, Quốc nói và hy vọng sẽ tự lo được cái tết cho bản thân".

Khác với Quốc có nhà ở Huế, đối với nhiều sinh viên xa quê, việc có được một công việc làm trước tết để kiếm thêm thu nhập vô cùng quan trọng. Không chỉ trang trải được chi phí tàu xe, mà còn có thể mua quà cho em út, phụ giúp gia đình trong những ngày tết. Ngô Thị Hồng Trinh (sinh viên năm 3, Trường Đại học Sư phạm, ĐH Huế) có nhà ở tận huyện Thăng Bình, Quảng Nam kể rằng, đây là năm thứ 3 cô làm thêm trước mỗi dịp Tết. Cứ như mọi năm, khi kết thúc thi học phần xong, bạn bè thong thả học một vài tuần rồi khăn gói về quê thì Trinh tất bật với công việc bán hàng cho một tiệm thời trang gần trường.

Hoàn cảnh gia đình làm nông, không mấy khấm khá nên mỗi mùa làm thêm tết như vậy, Trinh cũng lo được cho gia đình phần nào. “Mỗi ngày như vậy người ta trả công em 120.000 đồng, bao ăn. Có ngày bán nhiều hàng, chủ còn thưởng, đến khi về còn được cho thêm quà, tiền vé xe”, Trinh chia sẻ và cho biết, thường bán đến ngày 30 Tết mới bắt chuyến xe muộn để về nhà là kịp đón giao thừa.

Nhu cầu cao, lương tăng

Thuê người làm những ngày cận tết không khó bằng việc thuê người làm những ngày tết từ Mồng 1 đến mồng 4 Tết. Không khó để đọc những dòng tin trên các trang facebook việc làm của cộng đồng sinh viên Huế với lời mời chào lương cao, thưởng mạnh, bao ăn ở vào những ngày cao điểm của Tết. Nhưng đổi lại vẫn rất ít hồi âm.

Chủ một quán thức uống trên đường Lý Tự Trọng (TP. Huế) cho biết, thời điểm này đang rất đau đầu khi lo tìm người nhưng vẫn không có mặc dù lương đã tăng gấp 3-4 lần so với ngày thường, kèm theo nhiều ưu đãi khác. “Dù đã thông báo qua nhiều kênh từ mạng xã hội cũng như mối quan hệ nhưng gần như bế tắc. Các bạn sinh viên làm ngày thường thì ai cũng nghỉ tết, dù thuê giá cao mấy cũng không ở lại. Trong khi đó, đăng tin thuê người mới thì gần như rơi vào ngõ cụt. Vì thế quán dự tính sẽ đóng từ ngày 28 đến mồng 4 Tết”, chủ quán này nói với giọng chấp nhận.

Một thông báo đăng trên mạng xã hội để tìm người làm dịp Tết ở Huế với mức lương 400.000 đồng/ngày

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù nhu cầu việc làm những ngày Tết rất cao, lương tăng nhưng gần như các bạn trẻ, sinh viên điều lắc đầu từ chối. Họ cho rằng, có thể làm bất cứ khi nào còn những ngày tết là thời điểm để nghỉ ngơi, vui chơi, gặp mặt bạn bè. Tuy nhiên, một số có suy nghĩ khác, thời điểm những ngày Tết là thời điểm “hái ra tiền” nên tranh thủ, chịu khó đi làm để có thật nhiều tiền, sau đó đi chơi cũng không muộn.

Phan Gia Thông (Sinh viên Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế) là một trong số ít đó. Thông cho biết, hiện thời đã đăng ký chạy bàn cho một quán ăn và đã chốt lịch đăng ký làm xuyên tết, qua hết mồng 4 Tết mới nghỉ. Đổi lại số tiền mà Thông có thể nhận lên đến 450.000 đồng/ngày, cùng nhiều khoản lì xì, thưởng. “Mình quan niệm có 3 ngày Tết, 7 ngày xuân. Nên đến lúc đó chơi cũng không muộn. Dù sao, số tiền kiếm được ở những đợt làm thêm như thế sẽ giúp mình trang trải được tiền học phí, rồi những khoản khác cho bản thân”, Thông chia sẻ.

Bài, ảnh: Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên
Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường

Nguồn vốn tín dụng từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc đã hỗ trợ cho nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập, kiến tạo tương lai.

Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường
Return to top