ClockThứ Tư, 31/05/2023 16:48

Sử dụng truyền thông đa phương tiện để tuyên truyền bảo hiểm

TTH - Ảnh hưởng của dịch COVID-19 cùng với kinh tế khó khăn nên số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) tự đóng giảm nhiều, ảnh hưởng đến hệ thống an sinh xã hội trên địa bàn. BHXH tỉnh tăng cường sử dụng công cụ truyền thông đa phương tiện, áp dụng công nghệ cao, truyền thông mạng xã hội vào công tác tuyên truyền BHXH, BHYT để người dân nắm bắt và tham gia.

Đối thoại, tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hộiRa quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân Chính sách an toàn và ưu việt

leftcenterrightdel
Tuyên truyền các chính sách bảo hiểm đến với người dân 

Bà Nguyễn Ngọc Ánh, trú tại phường Tứ Hạ, TX. Hương Trà làm nghề thợ may ở gần nhà. Năm 2019, sau khi nghe nhân viên BH giới thiệu và tư vấn về chính sách BHXH tự nguyện, bà tham gia với mong muốn tích lũy khi còn khỏe mạnh để khi về già được nhận lương hưu. Tuy nhiên, sau khi dịch COVID-19 bùng phát, tiệm may của bà vắng khách do khách hàng chuyển từ may sang mua hàng may sẵn nên đời sống khó khăn. Tháng 4/2023 bà Ánh quyết định ngưng đóng BHXH tự nguyện và làm thủ tục rút.

Bà Ánh chia sẻ: “Vẫn biết tham gia BHXH tự nguyện sẽ giúp có một khoản thu nhập ổn định khi về già, đó là lương hưu. Tuy nhiên, khó khăn chồng chất khó khăn khi các chi phí ăn học của con, rồi cưới hỏi, đám tiệc diễn ra thường xuyên trong khi thu nhập không ổn định. Mặt khác, từ năm 2022 mức đóng BHXH tự nguyện tăng so với trước nên không đủ khả năng để tiếp tục tham gia, đành phải tạm ngưng đóng”.

Theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 tại Nghị định số 07 của Chính phủ, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng lên 1,5 triệu đồng/tháng từ ngày 1/1/2022. Do đó, mức Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện và mức đóng tối thiểu năm 2022 cũng tăng theo.

Theo đó, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là 330.000 đồng/tháng, tăng 176.000 đồng/tháng so với mức đóng năm 2021. Vì vậy, mức hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện cũng tăng lên. Trong đó, nếu thuộc hộ nghèo thì tiền hỗ trợ tăng từ 46.200 đồng lên 99.000 đồng/tháng; hộ cận nghèo tăng từ 38.500 đồng lên 82.500 đồng/tháng; đối tượng khác tăng từ 15.400 đồng lên 33.000 đồng/tháng. Cùng với BHXH tự nguyện, BHYT tự đóng cũng chưa đạt độ bao phủ toàn dân, đặc biệt là người dân sống ở vùng dân tộc thiểu số và vùng bãi ngang ven biển.

Theo Phó Giám đốc BHXH tỉnh, bà Bùi Thị Thu Lý, thời gian qua, các tổ chức dịch vụ, như: Bưu điện tỉnh, Công ty Bảo hiểm PVI Huế, Viettel Thừa Thiên Huế, Công ty CP Đào tạo Bảo hiểm An Sinh Thừa Thiên Huế đã ký kết, phối hợp tích cực cùng với BHXH tỉnh thực hiện ủy quyền thu BHXH tự nguyện, BHYT tự đóng nên công tác phát triển đối tượng tham gia và thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.

Tính đến cuối tháng 4/2023, toàn tỉnh có 18.675 người tham gia BHXH tự nguyện, chiếm tỷ lệ 3,67% lực lượng lao động trong độ tuổi, mặc dù cao hơn 1,17% so với chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 tại Nghị quyết số 28, nhưng vẫn còn thấp nhiều so tiềm năng. Số người tham gia BHYT là 1.147.872 người, đạt trên 99% so dân số toàn tỉnh, nhưng vẫn còn 1 bộ phận nhỏ không có điều kiện mua và nối hạn thẻ BHYT, đặc biệt là người dân sống ở vùng dân tộc thiểu số và vùng bãi ngang ven biển.

Bà Lý cho rằng, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT là nhiệm vụ “xương sống” của ngành BHXH. Để thực hiện tốt công tác phát triển đối tượng tham gia, BHXH tỉnh đẩy mạnh công tác phối hợp với các ban ngành, chính quyền các cấp, đặc biệt là các tổ chức dịch vụ với nhiều hình thức ngày càng đa dạng, phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, từng địa bàn dân cư; đồng thời tăng cường sử dụng công cụ truyền thông đa phương tiện, áp dụng công nghệ cao, truyền thông mạng xã hội vào công tác tuyên truyền BHXH, BHYT để người dân nắm bắt và tham gia.

Bài, ảnh: KHÁNH THƯ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mua bảo hiểm… “trả góp”

Thời gian gần đây, nhiều người dân truyền tai nhau hình thức mua bảo hiểm “trả góp” để sở hữu thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) hoặc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện nhằm hưởng lợi từ chính sách ưu việt của Nhà nước khi điều kiện kinh tế còn khó khăn.

Mua bảo hiểm… “trả góp”
Thu hút người dân vùng núi tham gia bảo hiểm

Là một trong hai huyện miền núi của tỉnh, đời sống của người dân trên địa bàn huyện A Lưới còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập không ổn định. Để đảm bảo an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người dân, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện A Lưới triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.

Thu hút người dân vùng núi tham gia bảo hiểm
Đưa chính sách bảo hiểm đến với người lao động

Nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, gắn kết với doanh nghiệp (DN) trong việc tổ chức thực hiện các chính sách bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đối thoại để đưa chủ trương, chính sách bảo hiểm đến với các DN và người lao động (NLĐ) một cách trực tiếp, hiệu quả nhất.

Đưa chính sách bảo hiểm đến với người lao động
Cập nhật tài khoản thanh toán trong chi trả chế độ bảo hiểm: Tiện nhiều đường

Tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội thuận lợi, đặc biệt là chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) không dùng tiền mặt, BHXH tỉnh triển khai rà soát, cập nhật tài khoản thanh toán trong chi trả BHXH không dùng tiền mặt trên nền cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư trên địa bàn toàn tỉnh.

Cập nhật tài khoản thanh toán trong chi trả chế độ bảo hiểm Tiện nhiều đường

TIN MỚI

Return to top