ClockThứ Ba, 20/06/2023 07:03

Tạo môi trường học đường hòa đồng, thân thiện

TTH - Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện là mong muốn của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Đây cũng là yêu cầu tất yếu, nhất là trong tình hình hiện nay.

Nhiệt huyết với công tác thiện nguyệnTuổi nhỏ, làm việc nhỏ

leftcenterrightdel
Xây dựng trường học an toàn, thân thiện là mong muốn cũng như yêu cầu tất yếu để phát triển giáo dục toàn diện 

Vụ việc nhóm bạn học sinh lớp 7, trường D. trên địa bàn TP. Huế cùng rủ nhau “trải nghiệm” thuốc lá điện tử không phải là mới lần đầu được phát hiện ngay trong trường học. Tình trạng này rải rác vẫn xảy ra, trong đó căn nguyên một phần do sự tò mò của các em, việc thiếu quan tâm sâu sát của phụ huynh và một phần vì có sự “tay trong” cung cấp nguồn hàng này từ phụ huynh, học sinh và thiếu kiểm soát chặt từ phía nhà trường.

Hiện nay, rất nhiều vấn đề nảy sinh trong trường học, như: vi phạm pháp luật, bạo lực học đường, học sinh nghiện game online, xâm hại trẻ em và một số lĩnh vực khác, như: phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn, rủi ro do thiên tai, biến đổi khí hậu, sức khỏe tâm thần... Nhiều vụ bạo lực, đánh hội đồng giữa học sinh khác trường hay học sinh cùng trường với nhau, nghiện chơi game online, trộm cắp vặt... của các em học sinh tuổi vị thành niên vẫn diễn ra trên địa bàn tỉnh. Điều này dấy lên mối lo ngại về chất lượng giáo dục, đạo đức của các em học sinh có nguy cơ ngày càng đi xuống, gây bức xúc trong cộng đồng xã hội.

Trước tình hình này, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo và lồng ghép triển khai nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, công tác học sinh hàng năm. Qua đó ngành chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, trường học thành lập tổ công tác tư vấn, bố trí lực lượng, phòng tư vấn để tư vấn, trợ giúp học sinh; xây dựng bộ Quy tắc ứng xử trong trường học; rà soát, phát hiện nguy cơ, phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp; hỗ trợ phát triển đối với những trường hợp học sinh có hoàn cảnh, điều kiện khó khăn.

Theo đại diện Phòng Giáo dục thường xuyên, Chuyên nghiệp và Chính trị tư tưởng, Công tác học sinh - Sở GD&ĐT, công tác xã hội trong trường học hay còn gọi là công tác xã hội học đường cần được chuyên nghiệp hóa và chuyên môn hóa để giúp đỡ học sinh, giáo viên hay cán bộ quản lý nhà trường tăng cường hoặc phục hồi năng lực thực hiện chức năng xã hội, tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm giải quyết, xử lý những tình huống, sự việc liên quan đến quyền, lợi ích của học sinh cũng như để đạt được những mục tiêu trong dạy và học, tạo môi trường giáo dục thuận lợi nhất cho học sinh.

Thời gian qua, ngành GD&ĐT đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan, như: Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Tỉnh đoàn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh, các đơn vị, cá nhân, tổ chức liên quan trong thực hiện các nội dung công tác xã hội trong trường học như tổ chức diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói”, phiên tòa giả định về “Phòng, chống xâm hại trẻ em”, “Phòng chống bạo lực học đường”, tư vấn tâm lý cho học sinh, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, phối hợp trong quản lý, giáo dục học sinh vi phạm pháp luật, phòng ngừa bạo lực học đường, triển khai chương trình dạy bơi an toàn cho học sinh, phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn, rủi ro do thiên tai, biến đổi khí hậu.

Nhờ đó, số học sinh vi phạm pháp luật, số học sinh bỏ học giảm dần. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định. Công tác rà soát, phát hiện học sinh có nguy cơ xâm hại, bị bạo lực được quan tâm, thực hiện can thiệp và hỗ trợ kịp thời.

Bài, ảnh: NGUYÊN NGỌC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường
HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
Phòng, chống bạo lực học đường: Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

Bạo lực học đường thực sự luôn rình rập, hiện hữu ở bất cứ ngôi trường nào. Ngoài những học sinh cá biệt, có xu hướng bạo lực thì nhiều hành vi bạo lực xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của học sinh. Các con chỉ nghĩ đơn giản “dọa cho bạn sợ” chứ không lường được những hậu quả, tổn thương tâm lý mà mình gây ra cho bạn học...

Phòng, chống bạo lực học đường Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

TIN MỚI

Return to top