Thế giới
Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

ClockThứ Năm, 07/11/2024 15:47
TTH.VN - Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Bất chấp nhiều thập kỷ tiến bộ, 251 triệu trẻ em toàn cầu vẫn thất họcUNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu

 Các nữ sinh tại một trường học ở Afghanistan. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN

Qua đó, cơ quan này lên tiếng kêu gọi bảo vệ học sinh tốt hơn khỏi những hành vi có ý định gây tổn hại về thể chất, lời nói và tâm lý.

UNESCO đã thành lập Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng vào năm 2019. Ngày Quốc tế này được tổ chức vào ngày thứ Năm đầu tiên của tháng 11 hằng năm. Trong năm nay, sự kiện được tổ chức vào ngày 7/11.

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc, bạo lực học đường dưới mọi hình thức đều là hành vi xâm phạm quyền được giáo dục, xâm phạm đến sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em và thanh thiếu niên.

Học tập trong an toàn

“Ở trường học, mọi trẻ em cần cảm thấy được tôn trọng, chấp nhận và an toàn, để các em có thể học tập và phát triển. Ngày Quốc tế này phải thúc đẩy nỗ lực chung để đẩy mạnh cuộc chiến chống lại bạo lực và bắt nạt trong giáo dục”, Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay cho biết.

UNESCO lưu ý, trên toàn cầu, cứ 3 học sinh thì có 1 em báo cáo đã từng bị bắt nạt. Bắt nạt trên mạng cũng ngày càng lan rộng, ảnh hưởng đến 10% trẻ em. Điều này không chỉ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với việc học tập, mà còn đối với sức khỏe tinh thần, vì các nạn nhân của nạn bắt nạt có khả năng bị cô đơn nghiêm trọng, mất ngủ và có ý định tự tử cao gấp đôi.

Trẻ em gái chịu ảnh hưởng nhiều nhất

Bạo lực ở trường học ảnh hưởng không cân xứng đến một số nhóm nhất định dựa trên các yếu tố như giới tính, xu hướng giới tính, tình trạng kinh tế xã hội và các dấu hiệu nhận dạng khác, trong đó các bé gái đặc biệt dễ bị tổn thương.

Có tới 1/4 trẻ em gái vị thành niên phải chịu bạo lực trên cơ sở giới, và có tới 40% các vụ việc này xảy ra ở trường học. Trên toàn thế giới, 42% thanh thiếu niên đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới đã bị “chế giễu hoặc đe dọa ở trường học”, chủ yếu bởi các học sinh khác, vì xu hướng giới tính hoặc bản dạng giới của họ.

Từ đó, UNESCO nhấn mạnh vai trò thiết yếu của các chính sách công, tiêu chuẩn và hợp tác đa ngành để hạn chế bạo lực và bắt nạt trong giáo dục; đồng thời lưu ý, chỉ có 32 quốc gia, tương đương 16% có khuôn khổ pháp lý toàn diện để giải quyết vấn đề này.

Cơ quan này kêu gọi hành động ngay lập tức và bền vững để đưa trường học trở thành nơi mà mọi học sinh có thể phát triển, không sợ hãi và bị tổn hại. Để củng cố các nỗ lực, UNESCO đã đưa ra một đánh giá toàn cầu tóm tắt dữ liệu từ vài năm qua.

194 quốc gia thành viên của UNESCO cũng đã nhận được một bộ hướng dẫn, một loạt các ghi chú theo chủ đề và hướng dẫn dành cho giáo viên để chống lại bạo lực trên cơ sở giới trong trường học.

Ngoài ra, các khuyến nghị về bắt nạt trong trường học và một lưu ý kỹ thuật về vai trò quan trọng của giáo viên cũng đã được giới thiệu.

Hỗ trợ cho các quốc gia

UNESCO cũng hỗ trợ nhiều dự án trên thực tế, đưa các khuyến nghị vào thực tiễn, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á thông qua chương trình Kết nối cùng sự tôn trọng.

Sáng kiến này giúp ngăn ngừa bắt nạt trên cơ sở giới bằng cách khuyến khích học sinh đối xử với nhau bằng sự tôn trọng, và chỉ cho nạn nhân biết nơi nào cần tìm đến để được giúp đỡ. UNESCO cũng đã đào tạo hơn 20.000 nhà giáo dục ở Tây Phi để tạo ra một môi trường học đường không có bạo lực.

Bên cạnh đó, UNESCO đã khởi động một dự án mới vào tháng trước, dành riêng cho sức khỏe tinh thần của các em học sinh ở Pháp. Dự án kéo dài 2 năm này được thành lập cùng với Pháp và Ủy ban châu Âu (EC), nhằm mục đích tăng cường kỹ năng của các nhóm giáo dục trong lĩnh vực này, và tạo ra các mạng lưới hỗ trợ học sinh, trong đó tập trung vào các giáo viên, nhà giáo dục, nhân viên y tế và các dịch vụ xã hội.

Cơ quan này cũng nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc thiết kế chương trình giảng dạy đảm bảo nội dung giáo dục thúc đẩy các giá trị hòa bình và tôn trọng những người khác như đã nêu trong Khuyến nghị về giáo dục vì hòa bình, nhân quyền và phát triển bền vững mà các quốc gia thành viên đã nhất trí thông qua hồi năm ngoái.

LÊ THẢO (Lược dịch từ UN News & UNESCO)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Return to top