ClockThứ Năm, 12/08/2021 14:15

Tạo sinh kế cho người khiếm thị

TTH - Đồng hành, hỗ trợ để tạo sinh kế bền vững cho người khiếm thị, Hội Người mù (HNM) tỉnh đã và đang triển khai nhiều hoạt động đào tạo, nâng cao tay nghề sản xuất, chăn nuôi để hội viên phát huy năng lực, giúp ích cho gia đình và xã hội.

Thêm cơ hội việc làm cho người khiếm thịNhiều hoạt động chăm lo cho người khiếm thị

Trao gà giống, tặng vốn cho hội viên. Ảnh: Hội Người mù tỉnh

Lớp học đặc biệt

Dù bị bệnh teo thần kinh giác mạc, thị lực giảm dần song anh Trần Văn Mão (Phú An, Phú Vang) vẫn kiên trì tham gia lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho lợn. Anh kể: “Tuy đã chuẩn bị tâm lý, nhưng tôi vẫn rất khó khăn để thích nghi với việc mất thị lực. Gia đình có hai con nhỏ, công việc của vợ bấp bênh, kinh tế không ổn định. Tôi trăn trở rất nhiều, không biết phải làm sao để đỡ đần gia đình, nuôi con cái ăn học cho đến khi được hội tạo điều kiện để học chăn nuôi”.

Cảm giác trăn trở, khó khăn của anh Mão cũng là những gì ông Nguyễn Văn Tri (phường Phường Đúc, TP. Huế) đã từng trải qua. Cách đây 30 năm, ông Tri bị mù do bệnh glôcôm. Công việc “thợ đụng” bấp bênh, cuộc sống của ông khó càng thêm khó. “Gánh nặng kinh tế gia đình đều do vợ tôi gánh vác. Tôi chỉ mong có thể làm được gì đó để vợ con vơi bớt khó khăn”, ông bộc bạch.

Được sự hỗ trợ của HNM tỉnh, anh Mão và ông Tri được trang bị các kiến thức tại lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Trong đó, khác với nhu cầu của anh Mão, ông Tri được học về cách chọn giống, thức ăn, dinh dưỡng, kỹ thuật xây dựng chuồng trại, phòng và điều trị một số bệnh thường gặp cho gà. Tự tin với những kiến thức mới, ông nói: “Không còn nuôi theo kiểu “được chăng hay chớ” nữa, có kiến thức tôi chăn nuôi khoa học hơn, khi gà bị dịch bệnh cũng sẽ biết cách xử lý chứ không còn lúng túng”.

Cùng với anh Mão và ông Tri, trong năm nay, hơn 40 hội viên HNM huyện Phú Vang, Phong Điền và thị xã Hương Trà đã được trang bị những kỹ năng chăn nuôi, phòng bệnh cho vật nuôi. Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch HNM tỉnh, cho biết: “Sau khi hoàn thành các lớp tập huấn, hội viên trên địa bàn sẽ vận dụng kiến thức vào việc chăn nuôi gia súc, gia cầm (tùy hoàn cảnh và khu vực phù hợp mà lựa chọn đối tượng con giống). Từ đó tạo điều kiện cho hội viên tăng năng suất lao động, mang lại thu nhập bền vững”.

Vươn lên

Không chỉ tạo điều kiện tiếp cận kiến thức chăn nuôi khoa học, Tỉnh hội đã vận động mạnh thường quân trao tặng gà giống và tư liệu sản xuất, giúp cho học viên khởi nghiệp hiệu quả; Trong đó, 800 con gà giống đã được trao trong quá trình các hội viên học tập (để vừa học vừa thực hành chăn nuôi).

Song song với đó, Quỹ Thiện tâm thuộc Tập đoàn Vingroup thông qua Tỉnh hội đã hỗ trợ cho 19 hội viên hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tổng cộng 850 con gà giống, 15 con lợn giống, 24 bao thức ăn và vốn chăn nuôi với tổng kinh phí hơn 90 triệu đồng. “Ngoài ra, tranh thủ sự giúp đỡ của nhà cung cấp con giống, Tỉnh hội đã trao thêm 300 con gà giống để hội viên phát triển sinh kế”, đại diện HNM tỉnh thông tin thêm.

Với nguồn vốn khởi nghiệp ban đầu, anh Trần Văn Mão đã mua 3 con lợn giống. Anh hồ hởi: “Tôi mừng lắm, vì có thể tự tin chọn giống, biết cách tiêm phòng và chăn nuôi như thế nào cho lợn nhanh lớn, sạch bệnh”.

Ngoài các lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, HNM tỉnh còn tiếp tục đẩy mạnh công tác dạy nghề - tạo việc làm như mở lớp dạy nghề sản xuất chổi đót, lớp học đan giỏ xách từ bèo lục bình. Đồng hành với đó, Hội cũng đã triển khai có hiệu quả chương trình vay vốn quỹ quốc gia về việc làm nhằm giúp cho hội viên có điều kiện khởi nghiệp, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, chăn nuôi. Hội đang triển khai cho vay 23 dự án từ kênh TW Hội cho 109 hội viên, với tổng số vốn hơn 1,8 tỷ đồng và 14 dự án từ kênh địa phương, với tổng số vốn hơn 600 triệu đồng.

Mai Huế 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo

Tập trung phát triển sản xuất song song với đẩy mạnh công tác nâng cao tay nghề cho người lao động, Hợp tác xã Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ Nhân Đạo trực thuộc Hội Người mù (HNM) TP. Huế (gọi tắt là HTX Nhân Đạo) đã duy trì hoạt động hiệu quả, từ đó tạo sinh kế bền vững cho nhiều hội viên khiếm thị.

Động lực từ “ngôi nhà” Nhân Đạo
Thông tin doanh nghiệp:
MISA AMIS Kế toán: Người bạn đồng hành tin cậy của doanh nghiệp trong thời đại số

Chuyển đổi số đang là một làn sóng mạnh mẽ, tác động đến mọi ngành nghề, và lĩnh vực quản trị tài chính kế toán cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực thích ứng với cuộc cách mạng số, phần mềm kế toán MISA đang khẳng định vị thế là người bạn đồng hành tin cậy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trong thời đại mới.

MISA AMIS Kế toán Người bạn đồng hành tin cậy của doanh nghiệp trong thời đại số
Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
25 năm đồng hành cùng A So: “3 bám, 4 cùng, 6 xóa”

Gần 25 năm kiên trì gắn bó với vùng biên giới A So, huyện A Lưới, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92 - Quân khu 4 không chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao, mà còn góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi đây.

25 năm đồng hành cùng A So “3 bám, 4 cùng, 6 xóa”
Return to top