ClockThứ Hai, 20/07/2020 14:49

“Thật may mắn khi ở Huế, Việt Nam trong những ngày dịch bệnh COVID-19 lan tràn khắp thế giới”

TTH - Bonnemaison Yvon là một công chức người Pháp, về hưu ở vùng Bordeaux. Ông làm rể xứ Huế cách đây nhiều năm và xây một ngôi nhà ở xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy. Ông đã ở Thủy Bằng trước, trong và sau những ngày Việt Nam phòng, chống dịch COVID-19.

Quyết không để xảy ra làn sóng thứ hai lây nhiễm dịch bệnh COVID-19Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc thông qua nghị quyết về COVID-19Thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 vượt 10 triệu, 500.533 ca tử vong

Bonnemaison Yvon

Những ngày thế giới lan tràn dịch COVID-19, lúc đó ông đang ở Huế, tâm trạng của ông thế nào?

Tôi từ Pháp về Việt Nam từ đầu tháng 1/2020 và sống trong ngôi nhà của chúng tôi ở Thủy Bằng (Hương Thủy), chuẩn bị cho việc đón Tết cổ truyền. Mọi chuyện diễn ra thật suôn sẻ nếu không có dịch COVID-19. Nó thật tệ khi chúng tôi phải dừng lại mọi kế hoạch thăm viếng trước đó.

Tôi bắt đầu nghe về  COVID-19 chỉ vài ngày sau đó. Ban đầu, tôi cũng không quan tâm lắm, bởi với người châu Âu như chúng tôi, đây sẽ chỉ là một đợt cúm thông thường. Nhưng rồi, những gì diễn ra xung quanh khiến chúng tôi chú ý. Chính phủ Việt Nam thông báo tình hình dịch bệnh và đóng cửa biên giới, cách ly người nhiễm bệnh từ nước ngoài về, thực hiện giãn cách xã hội, khuyến khích dùng khẩu trang và cồn nơi công cộng.

Ban đầu chúng tôi rất lo lắng vì tâm dịch ở Vũ Hán quá gần với Việt Nam. Nhưng rồi, với các biện pháp của Chính phủ triển khai mà người dân rất nghiêm túc thực hiện, tôi cảm thấy an lòng. Tôi chúc mừng chính quyền vì ý thức trách nhiệm và hành động hiệu quả của họ, nhưng cũng chúc mừng người Việt Nam vì thực hiện ý thức công dân rất tốt của họ.

Chính quyền có hỗ trợ ông trong những ngày Thừa Thiên Huế và Việt Nam phòng chống COVID-19?

Ồ, rất vui! UBND xã Thủy Bằng đã cho người đến động viên tinh thần và khuyên chúng tôi thực hiện giãn cách xã hội, chỉ ra ngoài khi thực cần thiết. Rồi các đợt viếng thăm khác nữa của một số ban ngành khiến tôi thật sự cảm động. Có những ngày, một số người dân láng giềng đổ xô đi mua lương thực, thực phẩm để tích trữ và khuyên tôi nên làm như họ. Tôi lại nghe lời khuyên của chính quyền, bởi họ đã làm tôi tin. Quả nhiên, nhu yếu phẩm, thực phẩm mua rất dễ dàng ở siêu thị, ở chợ Thủy Bằng, không hề có chuyện khan hiếm như ở châu Âu lúc đó. Mọi lo lắng ban đầu qua đi nhanh chóng, tôi thấy mình thật may mắn khi ở Huế, Việt Nam trong những ngày dịch bệnh COVID-19 lan tràn khắp thế giới.

Những ngày đó, ông có thường xuyên liên lạc về quê nhà không?

Tôi thường xuyên liên hệ với gia đình ở Pháp qua facebook và hướng dẫn họ cách phòng chống dịch bệnh COVID-19 mà Việt Nam đang làm, thực hiện giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, dùng cồn rửa tay... Tôi có một người bạn ở Pháp bị nhiễm COVID-19. Anh ta bị lây nhiễm khi chơi bài ở một câu lạc bộ. Tôi quá muộn để nhắc nhở bạn tôi. Những ngày đó ở Việt Nam mà tôi lại rất lo lắng cho bạn ở Pháp. May mắn là anh ta đã qua được sau thời gian điều trị.

 Ông nghĩ gì về kết quả của Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa qua?

Khi đỉnh điểm dịch COVID-19 ở Pháp, tôi có viết một bài phổ biến về cách phòng chống dịch bệnh thành công ở Việt Nam. Nhiều người phản hồi, tỏ ý nghi ngờ, một số người không tin, cho rằng Việt Nam giấu dịch. Lý lẽ của họ thực buồn cười khi cho rằng, nền y tế của Việt Nam còn yếu kém, lại ở sát Trung Quốc, không thể nào lại kiểm soát được dịch bệnh một cách tuyệt diệu như thế.

Tôi rất bực mình trước các ý kiến cực đoan như vậy. Tôi đã “chiến đấu” với họ để chứng minh rằng, Việt Nam đã phòng chống dịch bệnh quá tốt và tôi là một nhân chứng người nước ngoài sống ngay tại đất nước thân thiện này trong những ngày dịch bệnh. Những gì tôi đã viết không chỉ nhờ vào cập nhật thông tin công khai trên truyền hình hay internet, mà còn có cả những gì tôi đã nhìn thấy, đã nghe thấy quanh vùng tôi sống. Tôi nói với họ tôi tin tưởng vào sự đúng đắn của chính quyền ở Việt Nam. Việc giãn cách xã hội không làm cho tôi khó chịu mà trái lại, làm cho tôi thấy yên tâm hơn.

Tôi nói với họ, trước đây người Pháp đã xây dựng ở Việt Nam hệ thống y tế và cả Viện Pasteur để ngăn ngừa, điều trị dịch bệnh. Họ đã tiếp tục duy trì, phát triển hệ thống y tế một cách hiệu quả. Trong việc chống dịch COVID-19, Pháp và châu Âu nên học Việt Nam.

Tôi cũng kể cho người thân ở Pháp tôi đã tham gia vào một số hoạt động cứu trợ do chính quyền phát động qua internet. Chúng tôi tham gia “giải cứu gà vịt” và đưa về nuôi chúng trong vườn nhà. Hiện, chúng đang đi lại trong vườn, trở thành những người bạn. Tiếng gà gáy sáng của chúng giúp chúng tôi có cảm giác gần gũi và yên bình…

Từng sống nhiều nơi trên thế giới, ông cảm nhận Huế như thế nào?

Nhà tôi ở Thủy Bằng, cách Huế 10km, nhưng tôi quan niệm Thủy Bằng cũng là Huế (cười). Mà nghe đâu, thành phố Huế sẽ mở rộng lên đến quá nơi tôi ở và tất cả sẽ trở thành đô thị di sản. Trước đây tôi từng làm việc tại nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, sống khá lâu ở châu Phi. Huế, Việt Nam là nơi dừng chân cuối cùng bởi đất nước xinh đẹp, thân thiện này đã từng có dấu chân của bố tôi và chú tôi sang đây làm việc từ 1925 đến 1930.

Tôi chọn Huế là quê hương thứ hai bởi có sông Hương thơ mộng với nhiều cây xanh. Ở Huế còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc Pháp như khách sạn Morin, cầu Trường Tiền… khiến tôi thấy rất gần gũi.Và trên hết, tại Huế, tôi đã có một tình yêu lớn với một gia đình đầy ắp tình yêu thương…

Xin cảm ơn ông!

HOÀNG THẢO (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

TIN MỚI

Kết quả xsmb 90 ngày mới nhất
Return to top