ClockChủ Nhật, 20/10/2024 06:40

Thất vọng & để hy vọng…

TTH - Trong một tương lai gần, đi dưới tán rừng Bạch Mã, du khách sẽ được chiêm ngắm, được hít căng lồng ngực mùi hương nồng nàn tỏa ra từ những nhánh lan rừng đang bung nở, đang đong đưa đùa vui với nắng, với gió. Hy vọng sẽ là vậy…

Lại chuyện Bạch Mã…Cái Bạch Mã cần là sự tinh tế

Phút nghỉ chân giữa rừng Bạch Mã 

Mưa lớn quá, lười nhưng tôi vẫn phải lọ mọ leo lên giàn phong lan trên tầng 2 để kiểm tra xem nhỡ có cây nào bị rơi, ngã để mà che chắn, chống đỡ. Cũng nhờ thế mà bất ngờ bắt gặp một cành lan kiếm đang bung nở sung mãn, cành hoa bị khuất sau tán lá tươi tốt nên tôi đã không phát hiện ra. Nhìn cành hoa đẹp lung linh trong màn mưa, tôi lại chợt nghĩ về Bạch Mã...

Mùa này, Bạch Mã cũng đang mưa. Và tôi vẫn nghĩ vào mùa mưa chắc chẳng ai lên Bạch Mã làm gì. Cho đến hè vừa rồi lên chơi Bạch Mã tôi mới biết mình nhầm khi được một nhân viên của Vườn Quốc gia tiết lộ, mùa mưa, khách tây lại hay lên, dù bạn ấy cũng không hiểu tại sao tây lại thích lên Bạch Mã vào mùa này. Lan man chút xin trở lại chủ đề, bởi nếu không sẽ có bạn hỏi sao tự dưng thấy cành hoa lan mà lại nhớ về Bạch Mã?

 Một khóm lan kiếm được cấy ghép khá lỏng lẻo, khả năng khó sống

Thì đây, cơn cớ cũng chính là bởi mấy cây phong lan mà nên. Bạch Mã là vườn quốc gia với hệ động, thực vật phong phú, quý hiếm. Riêng về phong lan, tôi chưa tìm được tài liệu thống kê có bao nhiêu loài, nhưng với thảm rừng mưa nhiệt đới thường xanh như của Bạch Mã, chắc chắn ẩn tàng dưới những tán lá kia họ hàng phong lan là không hiếm. Cách đây vài chục năm, thời quản lý, bảo vệ rừng còn lỏng lẻo, và chơi phong lan chưa thành phong trào thời thượng, người đi rừng về thường đèo thêm một vài giò phong lan để trồng hoặc làm quà cho vui. Nghe nói có một ông thầy võ vẫn thường đưa môn sinh du ngoạn, luyện tập ở đây, trong những chuyến đi như thế vẫn thường sai học trò leo cây gỡ lan cho thầy (?). Riêng  tôi cùng vài người bạn cách đây hơn ba chục năm từng được sư trụ trì một ngôi chùa ở Thừa Lưu (Phú Lộc) chiêu đãi bữa khoai lang luộc dưới giàn quế lan hương ở sân hậu điện. Giàn lan quế có đến mấy trăm giò đang rộ nở. Đẹp long lanh và thơm đến huyền hoặc. Theo lời sư trụ trì, số lan ấy do bà con phật tử trong vùng đi kiếm sống trong rừng Bạch Mã,  khi về, nhà chùa được người này biếu một giò kẻ khác cho một nhánh mà nên. Bữa tiệc khoai hôm ấy đã gieo trong tôi giấc mơ một hôm nào đấy sẽ lên Bạch Mã để được thỏa thuê ngắm những cành phong lan dưới tán rừng hoang dã.

Hè năm 1995, lần đầu tiên tôi được lên với Bạch Mã. Mọi thứ đều tuyệt vời, duy có điều trên những tuyến đường đến với Vọng Hải Đài, thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ… dõi mắt để ý mãi vẫn rất hiếm thấy có giò phong lan nào như đã từng tưởng tượng. Có lẽ những giò lan dọc 2 bên đường đã bị hái hết, muốn ngắm phải vào sâu nữa trong rừng, tôi nghĩ vậy. Nhưng thời gian, điều kiện, kỹ năng, sức khỏe không cho phép chúng tôi làm điều đó. Đành tự an ủi biết đâu một ngày đẹp trời, đơn vị quản lý vườn sẽ cho cấy ghép phong lan lên các cây rừng để vừa bảo vệ nguồn gen vừa tôn tạo cảnh quan.

 Lan sậy ở rừng Bạch Mã

Và rồi hy vọng đó đã xảy ra, không biết ở những khu vực khác thì sao, riêng dọc các tuyến đường dẫn vào các điểm du lịch, hè năm ngoài lên thăm Bạch Mã chúng tôi đã bắt gặp những khóm lan kiếm được ghép trên các thân cây dọc 2 bên đường. Kiếm là giống lan dễ tính, phát triển nhanh, siêng hoa. Được “thả” vào môi trường lý tưởng như Bạch Mã, lại “ký gửi” vào giá thể cây rừng tự nhiên, chẳng mấy chốc cây sẽ bám rễ, bung hoa, đẻ chồi, tăng thêm sự lãng mạn cho khu rừng. Trong tôi đinh ninh một điều như vậy.

Năm nay trở lại, gì thì gì tôi cũng phải đưa mắt ngắm xem những giò lan kiếm chúng phát triển đến đâu rồi. Nhưng hỡi ôi, trái ngược với những gì mà mình hy vọng, đập vào mặt tôi là những khóm lan đã chết khô, khóm thì rơi đâu mất, khóm thì còn treo lủng lẳng. Cũng có khóm đang còn tươi nhưng “triển vọng” không xa là cũng sẽ… chết. Bởi “nghe nhạc hiệu đoán chương trình”, gốc khóm lan không còn được dính cố định vào thân cây do những vòng dây qua thời gian đã bị co giãn, rời lỏng. Đấy cũng là nguyên nhân chính khiến đa phần các khóm lan bị chết.

Người chơi lan ai cũng biết, để ghép 1 giò/chậu lan, nguyên tắc bất di bất dịch là phải cố định cho được gốc/cành/kie giống. Còn bỏ qua điều này coi như thua. Vậy mà chuyên nghiệp như dân lâm nghiệp của vườn Bạch Mã, sao lại sơ sài như thế ấy được? Tốn công, tốn của, nhất là tốn thời gian cả năm mà không có được một giò lan cho ra hồn. Thật tiếc!

Rất hy vọng kinh nghiệm sẽ được rút ra để lại sẽ có thêm những khóm lan mới được cấy ghép đúng kỹ thuật. Và không chỉ có lan kiếm mà còn nên có thêm nhiều giống lan rừng khác như quế, nghinh xuân, phi điệp, vảy rồng, kiều tím… Rồi trong một tương lai gần, đi dưới tán rừng Bạch Mã, du khách sẽ được chiêm ngắm, được hít căng lồng ngực mùi hương nồng nàn tỏa ra từ những nhánh lan rừng đang bung nở, đang đong đưa đùa vui với nắng, với gió giữa lưng chừng trời mây của “ngọn núi ảo ảnh”.

Chỉ mới nghĩ thôi đã thấy hấp dẫn đến nhường nào…

Diên Thống
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
DOANH NGHIỆP DU LỊCH TIÊN PHONG SỐ MIỀN TRUNG

Thành phố Huế sẽ sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025 với các mũi nhọn Công nghệ thông tin, Du lịch, Y tế và Giáo dục. Dựa vào nguồn lực công nghệ thông tin dồi dào và di sản văn hóa cổ đa dạng bậc nhất, Huế luôn tạo điều kiện sản sinh ra những doanh nghiệp chất lượng mà xã hội cần, một trong số đó là Công ty TNHH BestBooking.vn,một công ty công nghệ du lịch sử dụng công nghệ chuyên sâu để tiếp cận khách hàng cao cấp trong nước và quốc tế với các dịch vụ du lịch độc đáo, chất lượng trong thị trường Domestic và Inbound. Chúng tôi có dịp được phỏng vấn Ông Trương Minh Hiếu,Tổng Giám Đốc Công ty TNHH BestBooking.vn:

DOANH NGHIỆP DU LỊCH TIÊN PHONG SỐ MIỀN TRUNG
Du khách đồng hành cùng thành phố xanh

Huế nổi tiếng là một thành phố xanh của Việt Nam và đang lan tỏa rất tốt phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Nhiều du khách cho rằng, cùng với người dân Huế, họ có thể đồng hành làm thương hiệu thành phố xanh thêm vang xa gắn với phát triển du lịch.

Du khách đồng hành cùng thành phố xanh
Di tích Huế "hút" khách du lịch trong kỳ nghỉ lễ 2/9

Hai ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Cố đô Huế đón hàng vạn lượt khách và hiện các điểm du lịch ở Thừa Thiên Huế, đặc biệt các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế vẫn nườm nượp du khách.

Di tích Huế hút khách du lịch trong kỳ nghỉ lễ 2 9
Return to top