ClockThứ Ba, 18/06/2024 15:17

Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em

TTH - Không riêng Thừa Thiên Huế, hiện vẫn còn nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các em thuộc gia đình nghèo còn thiếu thốn. Các em không có những phòng học khang trang, không có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát động Tháng hành động vì trẻ emBảo vệ, chăm sóc và giáo dục toàn diện cho trẻ em

Tạo môi trường, sân chơi cho trẻ nâng cao kỹ năng sống và sống có trách nhiệm 

Trao kỹ năng cho trẻ

Ngày nay, khi xã hội đang phát triển, nhiều phát minh, công nghệ mới ra đời phục vụ đắc lực cho cuộc sống thì ngược lại cũng tiềm ẩn những nguy cơ. Việc các em cần biết, cần hiểu, cần học để thích ứng, thích nghi nhằm tránh những tác động tiêu cực phải sớm được trang bị đầy đủ, phù hợp hoàn cảnh, thực tế của trẻ em.

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), tình hình xâm hại trẻ em tiếp tục diễn biến phức tạp, vẫn còn xảy ra các vụ việc bạo lực trẻ em trong gia đình, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em gây bức xúc trong dư luận xã hội. Từ năm 2020 đến cuối năm 2023, cả nước phát hiện hơn 7.500 vụ xâm hại trên 8.000 trẻ em, trong đó xâm hại tình dục trẻ em chiếm trên 80% số vụ xâm hại trẻ em và có cả trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại.

Tình trạng đuối nước trẻ em có xu hướng gia tăng, trong đó tập trung xảy ra nhiều vào dịp chuẩn bị kỳ nghỉ hè và những tháng hè trẻ nghỉ học. Mỗi năm, cả nước có gần 2.000 trẻ tử vong do đuối nước. Đây là vấn đề nhức nhối đối với cả cộng đồng, để lại những nỗi đau, dằn vặt cho các bậc phụ huynh, gia đình và xã hội.

Báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, trên 50% trẻ em/học sinh được hướng dẫn, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ trước các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục với nội dung phù hợp với lứa tuổi.

Để đề phòng, ngăn ngừa tình trạng bị bạo hành, xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước của trẻ em, các cấp, các ngành đang dần xây dựng, phát triển mạng lưới xã hội bảo vệ trẻ em, các khu dân cư, trường học an ninh, an toàn, các thiết chế gia đình văn hóa, các mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ở cơ sở... Đồng thời, bên cạnh tăng cường công tác truyền thông để phòng tránh đuối nước, nhiều đơn vị, tổ chức quan tâm hơn đến việc phổ cập kỹ năng bơi lội, kỹ năng thoát hiểm cho trẻ em, nhất là trẻ em ở những vùng sông nước, vùng khó khăn.

Để thực hiện "Mùa hè an toàn cho trẻ em", các đơn vị, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh cũng đã và đang có những kế hoạch tổ chức các hoạt động câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em. Các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện tại địa phương giúp trẻ em học các kỹ năng đảm bảo an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện khi tham gia vào thế giới công nghệ số. Nhiều tổ chức, đơn vị còn tổ chức lớp kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em, kỹ năng tham gia trong thế giới công nghệ số, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, học kỳ quân đội hay các lớp năng khiếu, võ thuật, âm nhạc, thể dục nhịp điệu, bơi lặn... nhằm thu hút sự tham gia của trẻ em trong thời gian các em nghỉ hè.

Cải thiện điều kiện sống cho trẻ em

Thời gian qua, nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, công trình phúc lợi, cung cấp dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em, nhất là địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... ngày càng được quan tâm.

Tuy vậy, không riêng Thừa Thiên Huế, hiện vẫn còn nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các em thuộc gia đình nghèo còn thiếu thốn rất nhiều. Các em không có những phòng học khang trang, không có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. Có những em còn phải đi bộ rất xa mới đến được trường học. Vì thế, có những em đã bị tai nạn giao thông, bị nước cuốn lũ cuốn trên đường đến trường. Vẫn còn những em nhỏ phải rời xa gia đình để lao động kiếm sống, bị đánh đập, ngược đãi, bị xâm hại, bị vướng vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, đánh nhau, trộm cắp dẫn đến vi phạm pháp luật...

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 20/5/2024 vừa qua, một đại biểu Quốc hội cho rằng, để chăm sóc một đứa trẻ toàn diện cần rất nhiều điều kiện, trong đó có điều kiện về kinh tế. Vì vậy, việc chăm lo, nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho trẻ em đang là điều kiện cần để mọi trẻ em được phát triển toàn diện. Muốn làm được điều này đòi hỏi sự tham gia đóng góp, hỗ trợ từ các nguồn lực trong xã hội, giúp cải thiện môi trường sống, tạo ra sự hài hòa, bình đẳng về nhu cầu được học tập, vui chơi, sinh hoạt trong môi trường an toàn, lành mạnh.

"Tháng hành động vì trẻ em" diễn ra vào tháng 6 hàng năm là dịp để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; cùng nhau thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em. Đơn cử, ngay trong dịp phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Huế, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã tiếp nhận hơn 7,5 tỷ đồng từ một số nhà hảo tâm dành tặng cho các em có hoàn cảnh đặc biệt. Ngoài ra, thông qua vận động xã hội thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em", các địa phương huy động nguồn hỗ trợ xây dựng hoặc nâng cấp các công trình dành cho trẻ em cũng như có nhiều chương trình, hành động thiết thực vì trẻ em.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em

Sáng 25/6, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Công tác xã hội (CTXH) và Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh phối hợp tổ chức ngày hội Trẻ em và gia đình năm 2024 với chủ đề “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương - Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em”.

Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em
Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi

Năm 2023, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chiếm tỷ lệ 18% so với toàn tỉnh 8,1%, đặt ra nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng dân số. Các ban, ngành đang nỗ lực tổ chức nhiều kế hoạch, chương trình nhằm cải thiện thể trạng cho nhóm trẻ này.

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi
Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em

Bằng cách đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tuyên truyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh giúp các thành viên Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao kiến thức Quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 và Công ước Quyền Trẻ em, các kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; từ đó góp phần giáo dục toàn diện, tăng cường kỹ năng sống cho các em.

Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em
Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế

Sáng 8/6, Hội Người khuyết tật - Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh phối hợp với Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình trao quà đến các trung tâm, cơ sở nuôi dạy trẻ em yếu thế trên địa bàn.

Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế
Ươm mầm cho trẻ em yếu thế

Với sự hỗ trợ, đồng hành từ Hội Người khuyết tật - Bảo trợ Người Khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT - BT NKT&TMC) tỉnh, nhiều trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn đã được tiếp thêm niềm tin, động lực để học tập và vươn lên. ​

Ươm mầm cho trẻ em yếu thế
Return to top