ClockThứ Năm, 05/11/2020 06:15

Vì hạnh phúc người mù

TTH - Không chỉ trở thành “mái nhà chung” của người khiếm thị, Hội Người mù tỉnh đã dần xóa bỏ được mặc cảm và tự ti, thắp lên ngọn lửa hạnh phúc cho hàng nghìn hội viên.

3,66 tỷ đồng cho 1.300 lượt hội viên mù phát triển kinh tếNhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng vì hạnh phúc người mù

Mành tre đan “lên đường” sang Pháp

Chăm lo kinh tế

Sau những ngày bão lũ, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh dịch vụ Toàn Tâm, huyện Quảng Điền được khôi phục. Thành lập vào năm 2018, nơi đây đã và đang tạo công ăn việc làm cho 22 lao động thường xuyên, trong đó có 10 lao động là người mù, 12 lao động là người khuyết tật trên địa bàn.

Ông Nguyễn Tín, Phó Chủ nhiệm HTX Toàn Tâm, cho biết: “HTX chuyên sản xuất tăm tre, chổi đót, hương trầm, vòng hoa. Chúng tôi luôn cố gắng tìm hiểu thị hiếu, nâng cao chất lượng mẫu mã, từ đó tìm kiếm và mở rộng thị trường”.

Chỉ riêng sản phẩm nhang sạch, ngoài nhang quế, nhang trầm, thảo mộc, HTX còn đầu tư sản xuất nhang chất lượng cao. Việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị cạnh tranh giúp HTX Toàn Tâm thu về 850 triệu mỗi năm, thu nhập của lao động có người đạt 2,2 triệu/tháng.

HTX Toàn Tâm là một trong ba HTX thuộc các cấp hội được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận là cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng hoạt động, đến nay, các công ty và HTX đã góp phần tạo việc làm gần 200 người mù, người khuyết tật.

Đầu tư máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm

Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh cho biết: “Nhiệm kỳ 2015 - 2020, chúng tôi thành lập mới 2 HTX, duy trì hoạt động của Công ty TNHH 1TV Niềm Tin 17.4, các HTX, cơ sở sản xuất. Ngoài phát triển các mặt hàng truyền thống, công ty và các HTX tiếp tục khai thác các mặt hàng mới, đầu tư thiết bị sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ”.

Đặc biệt, Công ty TNHH 1TV Niềm Tin 17.4 đã tiếp tục thực hiện hợp đồng, xuất khẩu 8 container hàng mành tre đan sang Pháp. Tổng doanh thu của công ty, 5 HTX, 3 cơ sở sản xuất trong 5 năm qua đạt trên 28,5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân lao động ngành nghề tiểu thủ công và dịch vụ năm 2019 đạt trên 2,7 triệu đồng/tháng, tăng 60% so với năm 2015.

Trong 5 năm qua, hội mở 29 lớp dạy nghề cho 402 học viên, phối hợp mở 1 khóa tập huấn nâng cao kỹ năng nghề xoa bóp cơ xương khớp  cho 40 học viên; tổ chức thành công 4 hội thi tay nghề với hơn 400 lượt thí sinh tham gia. Tháng 12/2019, CLB Doanh nghiệp Thương binh và Người khuyết tật được thành lập. Đây là địa chỉ giúp hội viên, người khuyết tật có cơ hội giao lưu, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh dịch vụ. Từ đó tiến đến thành lập Hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

Mái nhà chung

Toàn tỉnh có hơn 1800 hội viên người mù, khiếm thị. Ngoài chăm lo kinh tế, Hội Người mù tỉnh luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nâng cao đời sống tinh thần, giúp hội viên hòa nhập cộng đồng. Đại diện Hội Người mù tỉnh thông tin: “Nhiệm kỳ qua, hơn 1.300 cuốn tạp chí Đời mới của Hội Người mù Việt Nam, tập san của hội đến các tổ chức, đoàn thể và các hội viên. Hội đã vận động trao tặng 80 điện thoại thông minh, 300 radio, giúp hội viên xóa đói thông tin, tiếp cận công nghệ thông tin”.

Công tác đáp ứng nhu cầu học chữ của hội viên luôn được thực hiện sát sao, thiết thực. Giai đoạn 2015 - 2020, hội mở 5 lớp xóa mù và nâng cao cho hơn 70 hội viên. 3 lớp tin học, 4 lớp tập huấn sử dụng điện thoại thông minh được vận hành tốt, cung cấp kiến thức công nghệ thông tin cho 115 cán bộ, hội viên.

Hội thi đọc, viết nhanh chữ Braille, hội thi tin học dành cho người mù được tổ chức thường niên, thúc đẩy tinh thần thi đua, tạo phấn khởi học tập. 5 năm trở lại đây, đã có 5 em tốt nghiệp đại học, 11 em học trung cấp nghề, tốt nghiệp THPT, 34 em đang được nuôi dạy và học tập tại trung tâm. Đặc biệt, Nguyễn Thị Yến Anh (1 trong 4 thí sinh đại diện Hội Người mù Việt Nam tham dự Cuộc thi Kỹ năng đọc viết nhanh chữ Braille tiếng Anh Quốc tế lần thứ 2) đã được Chính phủ Úc cấp học bổng cao học ngành quản lý giáo dục.

5 năm qua, 104.009 suất quà trị giá hơn 27,1 tỷ đồng, 18 ngôi nhà tình thương đã được trao tặng cho hội viên. Ngoài sửa chữa nhà, hỗ trợ bò giống, chuồng trại, giếng, máy bơm nước, 692 lượt hội viên còn được hỗ trợ vay vốn. Hơn 9,6 tỷ đồng đã giúp nhiều hội viên có cơ hội phát triển trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng mô hình kinh doanh nhỏ để ổn định cuộc sống.

Hiện, 10 CLB “Không có người sinh con thứ 3 trở lên” đang hoạt động tốt với hơn 200 cặp vợ chồng tham gia sinh hoạt. Đến nay, hội đã phối hợp tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 6.000 lượt hội viên với cơ số thuốc trên 200 triệu đồng.

Nhiệm kỳ qua, với những nỗ lực không ngơi nghỉ, đời sống tinh thần và vật chất của hội viên ngày càng đảm bảo. Tỷ lệ người mù trong diện hộ nghèo đã giảm 8,2%, đời sống của hội viên ngày càng được cải thiện. Hội Người mù tỉnh đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ LĐ – TB&XH; nhiều huân chương, bằng khen của các cấp, các ngành cho các tập thể, cá nhân.

Bài: Mai Huế - Ảnh: Hội Người mù

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

Chẳng may đau ốm, bệnh tật... khiến nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng, họ chưa bao giờ bị “bỏ lại phía sau”, bởi bên cạnh họ luôn có sự giúp đỡ, chăm lo của các cấp hội phụ nữ.

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế
TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM:
Tận tình chăm lo người yếu thế

Có những hoàn cảnh không nơi nương tựa, bị bỏ rơi hay những người ở tuổi xế chiều, không người thân chăm sóc đã đến với Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em (gọi tắt Trung tâm). Do hoàn cảnh hay tự nguyện, họ đến đây để tìm "hơi ấm" sẻ chia, chăm sóc. Có những người đã gắn bó, trưởng thành, sống vui khỏe khi được nương tựa ở mái ấm tình thương này.

Tận tình chăm lo người yếu thế
Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1: Áp lực từ trường học

Tại Thừa Thiên Huế, nhiều trường học đang hướng đến xây dựng một môi trường giáo dục lý tưởng khi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc, là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp.

Kiến tạo trường học hạnh phúc - Bài 1 Áp lực từ trường học
Return to top