ClockThứ Sáu, 03/05/2024 07:50

Vươn lên bằng tâm hồn đẹp đẽ

TTH - “Chị ơi, em được công ty tăng lương lên mức 25 triệu đồng rồi. Được công ty ghi nhận, em vui lắm”. Tôi vui cùng em, tự hào về em và hạnh phúc vì được quen biết em, một người đầy năng lượng tích cực, luôn cố gắng vươn lên.
 

Tôi quen em trong một cuộc gặp mặt cộng tác viên do Văn phòng đại diện Báo Tuổi trẻ tổ chức (thời gian đó, ngoài công việc tại cơ quan mình, thỉnh thoảng tôi cũng có bài cộng tác với Báo Tuổi trẻ). Em là sinh viên năm cuối Khoa Báo chí Trường đại học Khoa học - Đại học Huế, đang thực tập tại Báo Tuổi trẻ. Em quê ở một “huyện lẻ”, tỉnh Quảng Bình. Tôi ấn tượng tốt trước cách nói chuyện lễ phép, thái độ vui vẻ, cởi mở của em. Sau một thời gian tiếp xúc, dù em còn ít tuổi, nhưng suy nghĩ khá chững chạc, giữa chúng tôi trở thành mối quan hệ bạn bè thân thiết. Em thường tình nguyện làm “tài xế” chở tôi về các huyện, trong những cuộc hẹn tác nghiệp tại cơ sở. Em bảo, em muốn học hỏi thêm kinh nghiệm từ đàn chị đi trước; coi tôi là người hướng dẫn. Tôi sẵn sàng sửa chữa những bài viết đầu tiên còn khá non nớt, hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm với em.

Sinh viên tốt nghiệp ra trường, phần nhiều bạn trở về quê nhà để tìm việc; có gia đình hỗ trợ thêm mọi mặt ở bước khởi đầu. Một thân một mình ở lại Huế, em tâm sự: Cha mẹ em làm ruộng, làm thuê nuôi 4 người con, vất vả lắm. Cha em bị khuyết tật về tâm thần, nhiều lúc không tỉnh táo, nên nỗi vất vả của mẹ tăng thêm mấy phần. Em kể: “Những buổi trưa dù trời nắng hay mưa, lúc người ta nghỉ ngơi thì mẹ em cầm rổ ra đồng (những cánh ruộng chỉ sản xuất 1 vụ lúa) vớt loại cá nhỏ về làm mắm để cho bầy heo ăn dần. Mẹ cũng không nề hà công việc đáng lẽ ra là của đàn ông, đó là dẫn heo đực đi phối giống cho heo cái trong làng (ngày trước người làng dẫn heo đi chứ không dùng phương tiện gì để vận chuyển). Mỗi lúc những con heo chưa quen “đi bộ”, cứ sợ mà chạy nhào xuống ruộng, có lúc xuống sông, mẹ em phải lao xuống theo, dầm mình trong nước để “ví” lên. Có lẽ đó là nguyên nhân sau này mẹ em bị bệnh khớp, càng ngày càng nặng”.   

Em quyết tâm tự lập. Cộng tác với một tờ báo, tiền nhuận bút kiếm được đủ cho em có cuộc sống đạm bạc và khoản tiền ít ỏi hàng tháng, gửi về cho cha mẹ. Khi tay nghề cứng cáp, em vào TP. Hồ Chí Minh. Sau thời gian cộng tác với một số tờ báo, em tham gia phỏng vấn và được tuyển dụng vào làm việc tại công ty truyền thông lớn (hiện tại), với mức lương ban đầu là 16 triệu đồng. Công nhận sự nỗ lực, năng lực của em, công ty đã lần lượt tăng lương lên mức 18 rồi 20 triệu đồng. Bây giờ là lần tăng lương đặc biệt, từ 20 triệu lên 25 triệu đồng.

Những nỗ lực của em còn được “ghi dấu” bằng các giải thưởng báo chí. Tại một cuộc thi viết về những tấm gương trong nghề y, em đoạt giải đặc biệt (với số tiền thưởng 50 triệu đồng) và giải ba (với số tiền thưởng 10 triệu đồng).      

Tôi khâm phục trước sự vươn lên. Càng khâm phục hơn vì em là đứa con vô cùng hiếu thảo. Đều đặn hàng tháng, em gửi một phần tiền khá lớn trong số tiền lương, về giúp đỡ cha mẹ. Cách đây 2 năm, bệnh khớp của mẹ em quá nặng, em đón mẹ vào TP. Hồ Chí Minh để chữa trị; gác lại hết những thú vui riêng tư, để dành trọn thời gian bên cạnh, tự tay chăm sóc mẹ, sau giờ làm. Hôm có việc vào TP. Hồ Chí Minh, nhìn em bón cho mẹ từng thìa cháo, giúp mẹ vệ sinh cá nhân, tôi bày tỏ: em thật có hiếu, thật giỏi. Nhưng em lại xúc động: “Điều em đền đáp, chưa là gì so với những hy sinh, yêu thương vô bờ bến mà mẹ đã dành cho con cái, gia đình. Căn bệnh thuyên giảm, mẹ được sống những ngày tuổi già thảnh thơi, đó là hạnh phúc của em”.

Hôm đó là một ngày se lạnh, nhưng tôi cảm thấy ngập tràn ấm áp. Cuộc đời mãi ấm áp như vậy, bởi có những tâm hồn đẹp đẽ, như em.  

Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người dân vươn lên thoát nghèo

Khi người dân phát huy được vai trò chủ thể, họ vượt qua được khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ thế, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Vang giảm đáng kể so với đầu năm nay.

Khi người dân vươn lên thoát nghèo
Cựu chiến binh Nam Đông vươn lên thoát nghèo

Trong phong trào “Cựu chiến binh (CCB) gương mẫu giai đoạn 2019 – 2024”, Hội CCB huyện Nam Đông đã có nhiều nỗ lực để giúp đỡ hội viên vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cựu chiến binh Nam Đông vươn lên thoát nghèo
Những cựu chiến binh vươn lên làm giàu

Hồ Văn Phúc, trú tại thôn A Đâng, xã Hồng Thái (A Lưới) và Nguyễn Hùng, trú tại thôn Vân Trạch Hòa, xã Phong Thu (Phong Điền) là hai trong nhiều gương điển hình cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi tại địa phương.

Những cựu chiến binh vươn lên làm giàu
Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên

Tháng cao điểm “Vì người nghèo” (17/10 - 18/11/2024) là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc. Đây là dịp để mỗi cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, chia sẻ, giúp đỡ đối với người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh, bà Nguyễn Thị Ái Vân chia sẻ:

Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên
Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với cách làm linh hoạt, hiệu quả, sát với tình hình thực tế, huyện Phú Lộc đang đưa các chính sách, mô hình thiết thực đến với hộ nghèo để giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

TIN MỚI

Return to top