ClockThứ Năm, 16/06/2016 17:16

Công phu làm trà sen Tịnh

TTH.VN - Uống trà vốn là nét đẹp văn hóa của người Việt. Trong rất nhiều loại trà ở Việt Nam thì trà sen Huế có phần đặc biệt hơn bởi đây không chỉ đơn giản là một thức uống mà thưởng thức trà sen còn là nghệ thuật – một nét đẹp văn hóa của vùng đất Cố đô Huế.

Sen hồ Tịnh Tâm

Sen thì vùng nào cũng có nhưng người sành trà chỉ uống trà sen được ướp bằng sen Tịnh Tâm, bởi từ xưa đến nay sen Tịnh vẫn đượm hương hơn sen các nơi khác. Vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6, khi hoa sen phủ kín mặt hồ, người ta bắt đầu dùng sen để ướp trà.

Theo chị Bùi Thị Ngọc - chủ quán Sen Huế ở Thành Nội cho biết "Sen để ướp trà không thể tùy tiện hái lúc nào cũng được mà phải hái trước lúc bình minh, bởi không khí mát lành trong sương sớm mới giữ được trọn vẹn hương thơm dịu nhẹ, thuần khiết của hoa sen. Nếu hái lúc mặt trời lên, hơi nóng lan tỏa sẽ khiến sen bị bay hương, mùi thơm không còn nguyên sơ như lúc ban đầu".

Hái trà sen trước lúc bình minh

Cách ướp trà sen cũng lắm tinh tế và công phu. Ấy là khi trời tờ mờ sáng, người ta đi thuyền ra đầm sen, “lén” bỏ một nhúm trà vào bông sen đang nở rồi nhẹ nhàng buộc chặt lại bằng lạt mềm, sáng sớm hôm sau có thể ra lấy trà về pha ngay. Ướp trà theo cách này và chỉ có sen ở hồ Tịnh Tâm là ngon và thơm.

Công đoạn cho trà vào hoa sen

Thời nhà Nguyễn, mỗi sáng sớm, các cung nữ chèo thuyền ra hồ sen để lấy từng giọt sương còn đọng trên lá sen dùng chế trà và trà phải được ướp trong hoa sen lúc khuya. Cách uống này rất công phu và đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ. Nhưng được uống một tách trà pha đúng kỹ thuật thì không lời nào để diễn tả.

Thưởng thức trà sen - một nét đẹp của văn hóa Cố đô

Để có được một ấm trà sen ướp đúng cách người làm trải qua sự vất vả. Ngay cả với cách ướp trà sen đơn giản nhất hiện nay và cũng là cách giữ được hương sen mộc mạc nhất trên từng lá trà, tốn không ít công sức của người ướp trà. Bởi vậy trà tỏa hương thơm tự nhiên của đất trời trong suốt đêm dài, nước pha trà được hứng từ những lá sen còn đọng sương sớm, có thể nói đây chính là thiên cổ đệ nhất trà.

Nguyễn Quân 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top