ClockChủ Nhật, 07/07/2024 15:49

Cần giải pháp căn cơ để du lịch thật sự thông minh

TTH - Từ năm 2018, Thừa Thiên Huế đã ban hành đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”; trong đó, du lịch là lĩnh vực được chú trọng phát triển hàng đầu.

Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minhPhát triển du lịch thông minh và bền vững tại khu vực Mekong

 Đặt vé tàu trực tuyến qua điện thoại. Ảnh: Bảo Phước

Du lịch thông minh mang lại tiện ích và cả niềm hứng khởi. Đó là điều có thể cảm nhận được với nhiều người; trong đó có tôi khi tham gia trải nghiệm đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng, một trong những sản phẩm du lịch đặc sắc của Thừa Thiên Huế phối hợp cùng với thành phố Đà Nẵng trong năm 2024 này. Cùng lúc với đoàn tàu du lịch lần đầu tiên lăn bánh, Hue-S đã tích hợp Chuyên trang Đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng “Kết nối di sản miền Trung” và đã được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ra mắt. Thế là, thay vì phải xếp hàng chờ đợi đến lượt tại các quầy mua vé, người dân và du khách có thể mua vé mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển thông qua ứng dụng Hue-S hoặc truy cập địa chỉ của Chuyên trang. Người dân và du khách còn có thể nắm bắt thông tin về các điểm du lịch cũng như các gói ưu đãi của doanh nghiệp dành cho hành khách đi tàu.

Ngay từ năm 2022, hệ thống vé điện tử tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được tích hợp qua nền tảng Hue-S. Để mua vé, du khách chỉ cần truy cập vào ứng dụng Hue-S, chọn chức năng “Dành cho du lịch Thừa Thiên Huế”, chọn banner “Vé điện tử tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế”, sau đó chọn điểm tham quan, số lượng người, chọn mua vé và thanh toán. Khách có thể chọn xuất biên lai điện tử nếu cần. Đây là giải pháp chuyển đổi hình thức mua vé thuận tiện, nhanh chóng và thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm thời gian cho người dân, du khách khi đến tham quan tại các địa điểm thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.

Du lịch thông minh có thể được định nghĩa là một xu hướng mới trong ngành du lịch, cho phép khách du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể truy cập và sử dụng thông tin cần thiết mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị thông minh. Du lịch thông minh được xây dựng dựa trên các công nghệ cốt lõi, như: Công nghệ thông tin và truyền thông, mạng xã hội, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo.

Với sự phát triển của các công nghệ mới, khái niệm về du lịch thông minh được mở rộng thêm để hình thành các giá trị được chia sẻ giữa những doanh nghiệp và khách du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể mang đến những sản phẩm – dịch vụ với chất lượng tốt nhất và khách hàng có thể trải nghiệm một cách trọn vẹn các dịch vụ. Du lịch thông minh là tất cả các sản phẩm - dịch vụ du lịch được cung cấp đến khách du lịch một cách tiện lợi và nhanh chóng nhất. Du lịch thông minh hướng đến những trải nghiệm và sản phẩm du lịch thân thiện với người khách hàng và hướng đến sự cá nhân hóa đến từng khách hàng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định nhiệm vụ huy động các nguồn lực, thành phần kinh tế ra sức phục hồi nhanh ngành du lịch gắn với cơ cấu lại để tạo bước phát triển đột phá, xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn. Để đạt được mục tiêu này, du lịch phải là một trong những ngành kinh tế có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, đóng góp nhiều việc làm và ngân sách nhất tại địa phương, đặc biệt nó phải là ngành kinh tế thông minh.   

Nhằm tăng tiện ích cho khách du lịch, các cơ sở du lịch ở Thừa Thiên Huế được tạo điều kiện tập trung dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide/minh họa qua quét QR) phục vụ khách du lịch tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế và các điểm đến khác; hệ thống xe đạp thông minh; giải trí thực tế ảo VR, VR 360, thực tế ảo tăng cường; trang bị hạ tầng du lịch thông minh; các ki-ốt cung cấp thông tin và xây dựng các ứng dụng du lịch thông minh; đẩy mạnh giao dịch không dùng tiền mặt, triển khai vé điện tử... để tạo tiện ích và trải nghiệm cho khách du lịch khi đến Huế.

Dù có những chuyển biến tích cực, nhưng phát triển du lịch thông minh ở Thừa Thiên Huế vẫn còn không ít khó khăn. Các doanh nghiệp du lịch chủ yếu vẫn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh doanh nhỏ lẻ, hạn chế về vốn cho nên việc đầu tư cho các ứng dụng công nghệ còn manh mún, thiếu đồng bộ. Chưa kể, kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc tế ở mảng du lịch trực tuyến chưa nhiều, bởi du lịch vẫn nghiêng về cách làm truyền thống là chính; nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch thông minh lại vừa thiếu lại vừa yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Đã đến lúc, cần có ngay những giải pháp căn cơ nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, để du lịch thật sự thông minh. Cần dành nguồn kinh phí đúng mức cho đầu tư máy móc, cơ sở hạ tầng công nghệ, tạo nền tảng cho du lịch thông minh phát triển bền vững, đồng bộ. Để có thể vận hành hệ thống công nghệ hiện đại, công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hệ sinh thái du lịch thông minh cũng cần chú trọng bởi nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tham gia vận hành, sử dụng, triển khai sáng tạo các ứng dụng công nghệ mới, cập nhật các xu hướng mới nhanh hơn.

Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia

Năm 2025, Thừa Thiên Huế được chọn để đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia. Đây là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch. Ngành du lịch cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đang cố gắng tăng tốc để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 04-NQ/TU đã được Tỉnh ủy ban hành.

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

TIN MỚI

Return to top