ClockThứ Ba, 26/09/2023 15:14

Cần thêm cơ chế chính sách kích cầu du lịch tàu biển

TTH.VN - Cảng Chân Mây được đánh giá một trong những cảng biển hiện đại, đảm bảo điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật đón tàu du lịch duy nhất của Huế, góp phần khẳng định giá trị thương hiệu trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới. Thế nhưng cảng biển được xem là “cửa ngõ hướng ra biển Đông” này vẫn còn một số bất cập cần được giải quyết và có những giải pháp cấp thiết.

Gần 100 khách du lịch tàu biển đến Cố đô Huế sau gần 3 năm bị gián đoạnQuy hoạch chi tiết cho du lịch biểnHoạt động kinh doanh du lịch đường biển được tạo điều kiện thuận lợi hơn

 Nhiều tàu biển hạng sang cập cảng biển Chân Mây chở theo hàng trăm ngàn lượt khách quốc tế

Đó là nhận định được các đơn vị quản lý, doanh nghiệp đưa ra tại hội nghị “Đánh giá công tác quản lý hoạt động kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế tại các cảng biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2023” do Sở Du lịch tổ chức sáng 26/9.

5 năm đón hơn 208.000 khách du lịch

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy tham dự, điều hành hội nghị.

Theo Sở Du lịch, thời gian qua cảng Chân Mây đã tổ chức đón nhiều chuyến tàu biển hạng sang nhập cảng. Đáng kể có sự xuất hiện thường xuyên các hãng du lịch tàu biển hạng sang như Royal Caribbean, Celebrity Cruise, Tui Cruise, Costa Criere, Vinking Ocean Cruise, Smaill Cruise, Princess Cruise, Ovation of the seas, Mary Queen 2…

Ông Hoàng Phước Nhật, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho hay, từ năm 2018 đến tháng 6/2023, các đơn vị liên quan đã giải quyết thủ tục cho 116 lượt tàu du lịch mang theo hơn 208.000 khách du lịch, hơn 91.000 thuyền viên đến và rời cảng từ nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu khách đến từ Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha.

Số lượng tàu du lịch trong giai đoạn 2018 - 2019 tăng đều qua các năm, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài, các hãng tàu du lịch hợp đồng trước đó 1-2 năm có kế hoạch đăng ký cho tàu cập cảng phải hủy chuyến.

Theo ông Nhật, cảng Chân Mây đã đầu tư xây dựng hoàn thành 3 cầu cảng với tổng chiều dài 910m. Trong đó, cầu cảng số 1 dài 360m, cầu cảng số 2 dài 280m và số 3 dài 270m. Các bến số 4, 5 cảng Chân Mây với tổng chiều dài 540m đang triển khai các thủ tục về xây dựng, dự kiến dự án hoàn thành đưa vào hoạt động giai đoạn I vào quý I/2025. Bên cạnh đó, công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các công trình hạ tầng giao thông, duy trì hệ thống cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được Ban Quản lý Kinh tế, công nghiệp tỉnh quan tâm triển khai.

Thông tin thêm lượng tàu du lịch dự kiến đăng ký cập cảng từ năm 2024 đến 2026, ông Nhật cho biết, năm 2024 sẽ đón 30 lượt tàu với gần 48.000 hành khách và gần 19.000 thuyền viên; năm 2025 sẽ đón 26 lượt tàu với gần 30.000 hành khách và gần 13.000 thuyền viên; năm 2026 đón 7 lượt tàu với 18.000 hành khách và 6.000 thuyền viên.

Dịch vụ vẫn còn hạn chế

Tại hội nghị, các sở ban ngành cũng như các doanh nghiệp cũng đã nêu ra nhiều vướng mắc, khó khăn liên quan. Đáng nói, hiện vẫn còn tình trạng đặt đáy, lưới của ngư dân khai thác tôm hùm con trong luồng tàu, vũng quay tàu và vùng đậu tàu, gây mất an toàn hàng hải. Trong khi đó, phía ngoài cổng cảng không có bãi đỗ dành cho các phương tiện nên dễ xảy ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn khi phương tiện vào đón khách du lịch và gây khó khăn trong công tác kiểm soát.

Ngoài ra, từ vị trí neo đậu của tàu khách du lịch đến vị trí đỗ xe rất xa không có xe trung chuyển, khi thời tiết nắng nóng, mưa gió gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian tham quan du lịch của hành khách. Mặc dù đã có sự đầu tư bổ sung nhiều loại hình sản phẩm khác nhau để phục vụ khách du lịch tàu biển, nhưng Thừa Thiên Huế vẫn còn thiếu những cụm mua sắm - ẩm thực - vui chơi giải trí quy mô lớn với tiêu chuẩn quốc tế, trung tâm siêu thị miễn thuế…

Sở Du lịch cũng đã kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền, vận động, xử lý dứt điểm tình trạng người dân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản lấn chiếm luồng hàng hải, khu quay trở, khu neo đậu tàu tại khu vực hàng hải Chân Mây.

Xem xét hỗ trợ giảm cảng phí cho các tàu du lịch vào cảng biển Thừa Thiên Huế định tuyến hoặc nhiều lần. Ngoài ra, kêu gọi đầu tư, các cụm mua sắm - ẩm thực - vui chơi giải trí quy mô lớn với tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời đốc thúc các dự án đang triển khai trong lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh sớm hoàn thành, đưa vào vận hành nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch tàu biển.

Các tập thể, cá nhân có thành tích trong quản lý về hoạt động kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhận định, dù có rất nhiều lợi thế phát triển du lịch tàu biển nhưng hạ tầng cơ sở cảng du lịch, nguồn nhân lực còn thiếu, trang thiết bị quản lý, giám sát, kiểm tra và hoạt động xúc tiến quảng bá chưa được đầu tư hiệu quả… Ngoài ra, số doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các dịch vụ cho du khách tàu biển chưa nhiều, chất lượng dịch vụ đón khách du lịch tàu biển còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu dịch vụ đón khách cao cấp.

Trước những thực trạng đó, ông Bình đề nghị các đơn vị liên quan tiếp thu ý kiến, giải quyết hợp lý, phù hợp. Cần lưu ý thêm việc tạo cơ chế chính sách cũng như đảm bảo an toàn an ninh nhưng tạo thuận lợi tối đa cho du khách.

Thời gian tới, cần tăng thêm số lượng các doanh nghiệp quan tâm về khai thác khách tàu biển đến Huế. Cùng với đó, cần có giải pháp nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách sử dụng các dịch vụ ở Huế. Ngoài ra, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhất, đầy đủ nhất để phục vụ khách tàu biển khi tham quan, sử dụng tại Huế như phương tiện vận chuyển, các nhà hàng, các điểm tham quan, các quầy hàng mua sắm, quà lưu niệm…

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND quy định quản lý về hoạt động kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế tại các cảng biển Thừa Thiên Huế.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

TIN MỚI

Return to top