ClockThứ Tư, 25/12/2024 06:02

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

TTH - “Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Hào quang thành phố di sản của Việt NamĐộc đáo lễ cúng dâng zèngHành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

 Du khách thích thú khám phá khối thạch cao chứa mô hình bảo vật

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế cùng Công ty Comicola và Phygital Labs vừa ra mắt dự án “Đế Đô Khảo cổ ký” tại Không gian Nhà rường thuộc Phủ Nội Vụ - Đại Nội Huế. Dự án lấy cảm hứng từ các bảo vật biểu tượng của Triều Nguyễn, kết hợp công nghệ định danh Nomion sử dụng chip NFC và xu hướng đồ chơi sưu tầm hộp mù (blind box art toy). Với hình thức này, mỗi món đồ chơi không chỉ mang tính giải trí, mà còn trở thành công cụ truyền tải câu chuyện lịch sử theo cách sáng tạo và sống động.

Điểm đặc biệt của sản phẩm là khả năng khơi dậy niềm tự hào về lịch sử dân tộc thông qua những trải nghiệm tương tác trực tiếp. Người sưu tầm chỉ cần chạm điện thoại thông minh lên sản phẩm để khám phá các câu chuyện gắn liền với bảo vật và di sản của Cố đô Huế. Không gian trải nghiệm tại Đại Nội cũng được thiết kế như một hành trình khám phá cổ vật. Khách tham quan không chỉ được tận tay khai phá các khối thạch cao chứa bảo vật, mà còn sống trọn niềm vui bất ngờ khi mở hộp blind box.

 

Nhiều du khách trải nghiệm sản phẩm đã bày tỏ sự thích thú. Thu Trang, du khách đến từ Hà Nội hào hứng: “Mình cảm nhận được sự kết nối thật sự với lịch sử khi khám phá từng món “bảo vật” qua chiếc hộp mù này. Việc vừa tương tác thực tế, vừa “tìm về quá khứ” giúp mình hiểu hơn về giá trị của Cố đô Huế và thêm yêu di sản văn hóa Việt Nam”, Trang nói.

Trong thời đại công nghệ số, việc bảo tồn và quảng bá di sản theo hướng truyền thống dường như khó đủ sức cạnh tranh với những xu hướng hiện đại. Tuy nhiên, “Đế Đô Khảo cổ ký” là minh chứng sống động cho sự kết hợp hiệu quả giữa công nghệ tiên tiến và di sản lịch sử. Dự án đã đưa công nghệ Nomion vào mỗi sản phẩm, biến chúng thành những thực thể số độc nhất, được xác thực và bảo đảm giá trị lâu dài qua blockchain (công nghệ chuỗi khối).

Chạm điện thoại thông minh lên sản phẩm để khám phá các câu chuyện gắn liền với bảo vật và di sản của Cố đô Huế 

Mô hình sáng tạo này cũng khẳng định giá trị khi so sánh với các sáng kiến tương tự trên thế giới. Ví như, Nhật Bản giới thiệu văn hóa thông qua anime và manga, đồng thời áp dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) để mang lại trải nghiệm tham quan sinh động tại các di tích cổ.

“Với “Đế Đô Khảo cổ ký”, dự án không chỉ gói gọn trong phạm vi giải trí hay quà lưu niệm. Đây là một sản phẩm giáo dục văn hóa có chiều sâu, mang tính biểu tượng cao, giúp lan tỏa câu chuyện lịch sử theo cách dễ hiểu nhưng vẫn thu hút đông đảo người trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z”, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế Hoàng Việt Trung cho hay.

Thành công của dự án không chỉ dừng lại ở mục tiêu bảo tồn di sản. Với thiết kế tinh tế và giá trị biểu tượng, sản phẩm hứa hẹn trở thành món quà lưu niệm được ưa chuộng không chỉ trong nước mà còn đối với bạn bè quốc tế. Một du khách người Anh từng mua sản phẩm lưu niệm tại Đại Nội, nhận xét: “Tôi rất ấn tượng với cách các bạn kết hợp lịch sử truyền thống và công nghệ hiện đại. Điều này làm tôi muốn khám phá nhiều hơn về văn hóa Huế và đất nước Việt Nam”.

Theo Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, trong chiến lược dài hạn, nhóm dự án đặt mục tiêu mở rộng mô hình này đến các bảo tàng và di tích trên cả nước, tạo nên chuỗi sản phẩm văn hóa độc đáo gắn liền với lịch sử dân tộc. Từ đó, đưa những câu chuyện về các di sản đặc trưng đến gần hơn với công chúng, đồng thời khẳng định hình ảnh một Việt Nam giàu bản sắc trên bản đồ văn hóa thế giới.

Với tầm nhìn đó, “Đế Đô Khảo cổ ký” đánh dấu một xu hướng mới trong công nghiệp văn hóa, tạo tiền đề cho sự kết nối bền vững giữa truyền thống và hiện đại. “Nó không chỉ là một sản phẩm sáng tạo, mà còn mở ra cơ hội bảo tồn và phát huy di sản theo cách hiện đại và hiệu quả nhất”, ông Trung nói.

“Đế Đô Khảo cổ ký” là dự án đồ chơi sưu tầm hộp mù được lấy cảm hứng từ bộ tứ bảo vật của Cố đô Huế: Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ; Khẩu Hạ (1 trong Cửu Vị Thần Công); Cao Đỉnh (1 trong Cửu Đỉnh) và Ngai vàng của vương triều Nguyễn (1 trong 3 chiếc còn được lưu giữ và bảo tồn ở Huế). Mỗi món đồ chơi Đế Đô Khảo cổ ký được gắn cùng một con chip định danh Nomion. Trong đó, các nội dung số liên tục được cập nhật theo thời gian. Có thể sau một vài tháng, khi cầm di động và “quét” món đồ chơi này, bạn sẽ nhận được nội dung, trải nghiệm hoàn toàn mới được nhóm dự án nâng cấp trước đó.
Bài, ảnh: LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Return to top