ClockChủ Nhật, 10/03/2024 11:00

Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch còn nhiều thách thức

TTH - Mặc dù chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch mở ra cơ hội lớn trong việc cải thiện và đa dạng hóa phương pháp giảng dạy và học tập, nhưng thực tiễn đang còn nhiều thách thức, đòi hỏi các cơ sở đào tạo nghề du lịch cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số toàn diện.

Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch

 Yêu cầu nhân lực chất lượng cao đòi hỏi công tác đào tạo nghề du lịch cần áp dụng chuyển đổi số

ThS. Phạm Bá Hùng, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Du lịch Huế cho biết, chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch tại trường học thời gian qua được đẩy mạnh. Không chỉ áp dụng chuyển đổi số trong các bài giảng, dạy và học mà còn trong công tác quản lý. Thực tế, chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn trong việc cải thiện và đa dạng hóa phương pháp giảng dạy và học tập. Qua đó, tăng cường sự tương tác và trải nghiệm học tập cho học viên. Công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn, học máy, và thực tế ảo (VR) mang lại cơ hội để phát triển các phương pháp đào tạo mới, từ các khóa học trực tuyến đến các buổi học tương tác với sự hỗ trợ của AI và VR, nhằm mô phỏng các tình huống thực tế trong ngành du lịch.

Tuy nhiên, chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch cũng đặt ra không ít thách thức. Một trong những thách thức lớn nhất là việc đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin. Điều này đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn cùng với sự cam kết từ phía các cơ sở đào tạo và Chính phủ. Ngoài ra, việc phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và năng lực sư phạm để giảng dạy trong môi trường số cũng là một thách thức, cần phải có chương trình đào tạo giáo viên chuyên nghiệp và bài bản.

Tại hội thảo quốc tế “Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch” được tổ chức tại Huế mới đây, GS.TS.NGƯT. Đào Mạnh Hùng, nguyên Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Hiệp hội đào tạo du lịch Việt Nam (VITAE) chỉ ra rằng, các đơn vị trong ngành du lịch vẫn gặp những thách thức về nhiều mặt, đặc biệt là thiếu nhân lực. Đào tạo kỹ năng nghề cho các chuyên ngành đặc thù của du lịch đòi hỏi công việc đào tạo thực hành phải chiếm trên 60% thời lượng, đó là những chuyên ngành như: Kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật pha chế đồ uống... Để việc áp dụng chuyển đổi số trong giảng dạy các chuyên ngành này cần cung cấp kiến thức và kỹ năng cho lực lượng giảng viên, không phó mặc cho bộ phận truyền thông đơn thuần, phải biết tận dụng thế mạnh của chuyển đổi số kết hợp với kỹ năng thực hành cao tạo ra phương thức giảng dạy hiệu quả. Bên cạnh đó, chủ trương trường liên kết với các doanh nghiệp du lịch để triển khai việc giảng dạy thực hành là một chủ trương rất đúng đắn, thực tế gần như các trường đều có liên kết với doanh nghiệp, nhưng cũng cần quan tâm hơn đến chất lượng đào tạo thực chất trong mối liên kết này.

Theo các chuyên gia, để tận dụng tối đa cơ hội và vượt qua thách thức, các cơ sở đào tạo nghề du lịch cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số toàn diện, từ việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ, phát triển nội dung chương trình đào tạo, đến việc áp dụng các phương pháp giảng dạy và học tập mới mẻ và sáng tạo. Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp trong ngành du lịch và Chính phủ.

TS. Võ Hoàng Liên Minh, Chánh Văn phòng Sở Du lịch cho biết, theo Chương trình Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Tổng cục Dạy nghề đã định hướng các nhóm giải pháp để triển khai. Đó là: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; ban hành các tiêu chuẩn về trường học số, hạ tầng số, phòng học thực hành số, chương trình, giáo trình số, ứng dụng thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường, thực tế ảo hỗn hợp. Đồng thời, cần triển khai các công cụ và các hoạt động đảm bảo chất lượng, kiểm tra, đánh giá kỹ năng nghề thông qua môi trường số.

Theo GS.TS.NGƯT. Đào Mạnh Hùng, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần nhanh chóng áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến hiệu quả cao, mạnh dạn vượt lên chính mình, nhìn nhận rõ những hạn chế tạo ra lối mòn của sự trì trệ; tập trung chuyển đổi số trong chương trình giảng dạy. Cần có một chủ trương, kế hoạch và sự tổ chức đồng bộ từ cơ quan quản lý đến người đứng đầu cơ sở đào tạo và lực lượng giảng viên, kỹ thuật viên, kiểm định chất lượng đào tạo cho đến sinh viên có đủ năng lực tiếp cận phương thức giảng dạy chuyển đổi số ngay từ những bước đi đầu tiên, những bài học đầu tiên.

Bài, ảnh: Hữu Phúc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

TIN MỚI

Return to top