ClockThứ Hai, 08/03/2021 18:31

"Diện" áo dài tham quan di sản nhân Ngày quốc tế phụ nữ

TTH.VN - Ngày 8/3, ngày của “một nửa” thế giới. Để có một ngày ý nghĩa, nhiều du khách và người dân đã “diện” trang phục áo dài tham quan, ghi lại những bức ảnh đẹp tại các điểm di sản.

Áo dài vào đời sốngTôn vinh vẻ đẹp của áo dàiMặc áo dài đi thăm di tíchĐược miễn vé khi mặc áo dài tham quan di tích trong dịp 8/3“Phải lòng” SalzburgTruy tìm tung tích tử thi nổi trên sông Hương

Hàng nghìn du khách, người dân lựa chọn trang phục áo dài vào thăm di sản ngày 8/3 năm nay

Hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, thực hiện đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” và chào mừng 111 năm Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3, Quần thể Di tích Cố đô Huế áp dung chính sách miễn phí vé tham quan đối với công dân khi mặc trang phục áo dài từ ngày 6 - 8/3. Đã có hơn 11.000 lượt khách mặc áo dài truyền thống vào tham quan di sản trong 3 ngày áp dụng chính sách; trong  đó, riêng trong ngày 8/3, đã có hơn 4.000 lượt vào tham quan di sản có mặc trang phục áo dài.

Trong trang phục áo dài ngũ thân, Võ Thị Thùy Dương, du khách đến từ Quảng Trị cho biết: “Áo dài ngũ thân đang là “hot trend” (trào lưu) của giới trẻ, nên khi em vào Huế liền thuê ngay bộ áo dài này vào Đại Nội chụp ảnh. Mặc áo dài và chụp ảnh trong không gian di sản rất phù hợp, vừa lưu giữ, phát huy truyền thống của dân tộc, áo lại dễ mặc và cảm giác rất thoải mái”.

Nữ du khách Nguyễn Ý Thảo đến từ Hà Nội cho biết, vào Huế du lịch đúng dịp ngày 8/3 và được vào tham quan miễn phí di sản. Đây là chính sách rất hay của Huế. Sau khi những bức hình đầu tiên chụp áo dài với di sản lên mạng xã hội, rất nhiều bạn bè, người thân của nữ du khách đều khen đẹp và ấn tượng. Nhiều người chia sẻ sẽ sớm vào Huế để chụp một album áo dài tương tự.

Những hình ảnh du khách mặc áo dài tham quan di sản được ghi lại trong ngày 8/3:

Phút giây vui vẻ, hạnh phúc khi cùng nhau mặc áo dài và chụp ảnh nhân ngày 8/3

Đại Nội được trồng nhiều loại hoa, trở thành những điểm"check in" hấp dẫn đối với du khách

Không chỉ nữ giới, nhiều nam giới cũng chọn áo dài truyền thống để đi chơi với người đồng hành

Giới trẻ cũng lựa chọn không gian di sản để ghi lại những bức ảnh đẹp nhân ngày 8/3

Nền nã trong không gian cổ kính, trữ tình

Thành quách cổ kính, rêu phong được tô điểm bởi những sắc màu của tà áo dài lướt qua trong gió

Với không gian di sản Huế, ở đâu cũng có những bức ảnh đẹp

Nhiều du khách không ngần ngại thuê các nhiếp ảnh gia để lưu lại những bức ảnh đẹp nhất 

Mặc cổ phục và chụp ảnh trong không gian di sản đang là trào lưu hiện nay

Đức Quang (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế

“Văn hóa còn là dân tộc còn” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh nhiều lần như thế khi khẳng định vai trò của văn hóa tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào năm 2021. Trong những chuyến làm việc với các tỉnh, thành, Tổng Bí thư thường dành riêng thời gian đến thăm các di sản văn hóa và căn dặn đội ngũ làm văn hóa không ngừng học tập phấn đấu để nâng cao trình độ kiến thức, bồi đắp tình yêu, sự tâm huyết đối với các di sản vô giá của dân tộc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế
Hành trình áo dài từ đời thực lên sách

“Áo dài truyền thống – hành trình trở lại” (NXB Thế Giới) vừa được ra mắt tại Huế - vùng đất được mệnh danh là kinh đô của áo dài. Ấn phẩm được xem như là cẩm nang xuyên suốt về áo dài, với sự góp mặt của các tác giả từ chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhà báo…

Hành trình áo dài từ đời thực lên sách
Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa

Sau hơn 4 năm triển khai, đề án “Huế - Kinh đô áo dài” đã ít nhiều lan tỏa đến với công chúng thông qua rất nhiều các hoạt động, sự kiện hưởng ứng. Cùng với đó là những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may đo, cũng như khuyến khích, ủng hộ người dân mặc áo dài vào những dịp, sự kiện quan trọng, hình ảnh áo dài đã trở thành nét đẹp quen thuộc.

Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa
Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok?

Trong khuôn khổ Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024, lần đầu tiên, áo dài Việt Nam đứng chung sân khấu với hanbok của Hàn Quốc trong một đêm trình diễn. Tuy vậy, áo dài và hanbok lại có hai số phận khác nhau, dù rằng đều là trang phục truyền thống của hai dân tộc.

Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok
Áo dài trong đời sống Huế

Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.

Áo dài trong đời sống Huế

TIN MỚI

Return to top